Quy trình điều tra và xử lý ngộ độc thực phẩm

Thứ bảy - 16/11/2013 20:46

Quy trình điều tra và xử lý ngộ độc thực phẩm

Xây dựng quy trình nhằm điều tra, xác định nguyên nhân của vụ ngộ độc thực phẩm và kiến nghị các biện pháp xử lý NĐTP.
1. MỤC ĐÍCH
Xây dựng quy trình nhằm điều tra, xác định nguyên nhân của vụ ngộ độc thực phẩm và kiến nghị các biện pháp xử lý NĐTP.

2. PHẠM VI
Áp dụng khi có vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra.
 Phòng TT,TT & QLNĐ thực phẩm chủ trì thực hiện quy trình này.
Cán bộ các phòng chức năng của Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm, các cơ quan Y tế từ tuyến xã đến tuyến huyện, tỉnh cùng phối hợp thực hiện quy trình này.

3. TÀI LIỆU VIỆN DẪN
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008
- Quyết định số 39/2006/QĐ-BYT ngày 13/12/2006 về việc ban hành “Quy chế điều tra ngộ độc thực phẩm”.
- Quyết định số 01/2006/QĐ-BYT ngày 09/01/2006 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành “Quy định chế độ báo cáo và mẫu báo cáo về vệ sinh an toàn thực phẩm”.
- Quyết định 5327/2003/QĐ-BYT ngày 13 tháng 10 năm 2003 của Bộ Y tế về việc ban hành Quy đinh về lấy mẫu thực phẩm và bệnh phẩm khi xảy ra ngộ độc thực phẩm.

4. ĐỊNH NGHĨA/ VIẾT TẮT
- Chi cục ATVSTP: Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm
- P. TT,TT&QLNĐTP: Phòng Thông tin,  truyền thông và quản lý ngộ độc
- QLNĐ: Quản lý ngộ độc
- ATTP: An toàn thực phẩm
- NĐTP: Ngộ độc thực phẩm.
- GCNCSĐĐKATTP: giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
  
5. NỘI DUNG QUY TRÌNH:
5.1. Lưu đồ quy trình điều tra và xử lý ngộ độc thực phẩm:



5.2.Mô tả quy trình
5.2.1. Tiếp nhận thông tin khai báo ngộ độc thực phẩm
Phòng Quản lý ngộ độc tiếp nhận thông tin khai báo vụ ngộ độc thực phẩm từ tổ chức, cá nhân bị ngộ độc thực phẩm bằng điện thoại hoặc theo biểu mẫu BM-QLNĐ-16-01

5.2.2. Kiểm tra thông tin về vụ ngộ độc thực phẩm
Cán bộ P.QLNĐ sau khi tiếp nhận thông tin về vụ ngộ độc thực phẩm, cần liên hệ với Trung tâm Y tế tại địa bàn xảy ra ngộ độc để xác nhận mức độ chính xác của thông tin, thu thập thông tin về vụ ngộ độc theo biểu mẫu BM-QLNĐ-16-02.

5.2.3. Xử lý thông tin về vụ ngộ độc thực phẩm
Trong trường hợp vụ ngộ độc xảy ra có số lượng người bị ngộ độc <30 người mắc, tính chất vụ ngộ độc không nghiêm trọng, không có người tử vong thì giao cho Trung tâm Y tế tuyến huyện tại địa bàn có xảy ra ngộ độc trực tiếp điều tra, xử lý và báo với Chi cục.
Trong trường hợp vụ ngộ độc xảy ra có số lượng người bị ngộ độc >30 người mắc, hoặc vụ ngộ độc có tính nghiêm trọng, độ lây lan nhanh, hoặc có người bị tử vong thì báo cáo Chi cục Trưởng để có hưởng xử lý, giải quyết theo BM-QLNĐ-16-03.
Chi cục Trưởng chỉ đạo phòng hành chính tổng hợp ra quyết thành đoàn lập đoàn điều tra NĐTP  và điều động phương tiện đi lại.

5.2.4. Điều tra ngộ độc thực phẩm tại thực địa:
            Tùy theo tình hình thực tế, trưởng đoàn điều tra phân công các tổ cùng phối hợp với cán bộ Y tế tuyến cơ sở điều tra theo các biểu mẫu trong phụ lục PL-QLNĐ-16-01.
            Nhiệm vụ của đoàn điều tra:
+ Điều tra tại cơ sở Y tế: Khai thác tình hình diễn biến vụ ngộ độc thực phẩm từ thầy thuốc, nh ân viên Y tế về triệu chứng lâm sàng, chẩn đoán nghi ngờ là gì, phương pháp xử lý và điều trị theo biểu biên điều tra  BB-QLNĐ-16-01 (nếu có)
 + Điều tra những người bị ngộ độc về tình hình ăn uống trong vòng 24 đến 48 giờ, ăn cùng ai…xác nhận có bữa ăn chung không,… theo biểu mẫu BM-QLNĐ-16-04 (tổng hợp từ bước1; bước 3.1; 3.2 trong quy chế diều tra ngộ độc thực phẩm)
+ Điều tra những người  không bị ngộ độc có liên quan về tình hình ăn, uống theo biểu mẫu BM-QLNĐ-16-05 (tổng hợp từ bước 2; bước 3.1; 3.2 trong quy chế điều tra ngộ độc thực phẩm).
+ Điều tra tại cơ sở chế biến thực phẩm: Điều tra về tình hình chế biến thực phẩm, nơi cung ứng thức ăn, điều kiện chế biến, điều kiện cơ sở… theo biên bản điều tra BB-QLNĐ-16-02 (tổng hợp từ bước bước 7; bước 8; bước 10; bước 11 trong quy chế điều tra ngộ độc thực phẩm).
+ Lấy mẫu thực phẩm (nếu có): theo biên bản lấy mẫu BB-QLNĐ-16-03 ; Niêm phong mẫu theo BM-QLNĐ-16-08; Biên bản bàn giao mẫu BB-QLNĐ-16-04. và gửi kiểm nghiệm các sớm càng tốt.

Chú ý:
- Trong quá trình điều tra nếu vụ ngộ độc có nguy cơ lan rộng thì phải báo cáo khẩn cấp cho UBND và cơ quan Y tế cấp trên biết để có hướng chỉ đạo xử lý dập dịch.
- Khi điều tra cần lưu ý các thông tin: nghi ngờ về ngộ độc thuốc; nghi ngờ về ngộ độc ga, nước máy, nước giếng, hoặc các yếu tố khác, hoặc có sự cố ý gây ngộ độc không.  hoặc tại cơ sở chế biến nếu có vi phạm về các điều kiện quy định trong ATTP, hoặc có vi phạm khác thì báo cáo lãnh đạo đề nghị phòng thanh tra xử lý, hoặc báo với cơ quan chức năng có thẩm quyền điều tra thêm.
            Sau khi điều tra xong, đội điều tra giao cho cán bộ tuyến cơ sở tiếp tục giám sát diễn biến của vụ ngộ độc và báo cáo hàng ngày về phòng QLNĐ theo biểu mẫu BM-QLNĐ-16-03.84+

5.2.5. Xử lý số liệu, thông tin:
 Sau khi đã điều tra thực địa, các số liệu thu thập từ các phiếu điều tra cá thể, biên bản điều tra tại cơ sở Y tế, tại nơi xảy ra ngộ độc và nơi chế biến thực phẩm, nơi cung ứng thức ăn để nhập vào các bảng biểu tổng hợp số liệu điều tra ngộ độc thực phẩm trong phụ lục:PL-QLNĐ-16-02. để tính bữa ăn nguyên nhân, thức ăn nguyên nhân, nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm.

5.2.6. Báo cáo, kết luận về vụ NĐTP, kiến nghị xử lý, công bố ngộ độc:
Sau khi xử lý số liệu điều tra, kết hợp với kết quả xét nghiệm mẫu bệnh phẩm, mẫu thức ăn, và các mẫu xét nghiệm liên quan khác. Đội điều tra ngộ độc phân tích kết quả, kết luận vụ ngộ độc và kiến nghị các biện pháp xử lý ngộ độc tại cơ sở, kiến nghị xử lý theo pháp luật đối với cơ sở nguyên nhân gây ngộ độc và hoàn thành báo cáo trình lãnh đạo phê duyệt theo mẫu BM-QLNĐ-16-06.
Nếu vụ ngộ độc tìm rõ được nguyên nhân gây ngộ độc và có vi phạm thì đề nghị lãnh đạo chuyển phòng thanh tra xử lý. Nếu không vi phạm thì có biện pháp tuyên truyền và chuyển hồ sơ lưu.

5.2.7. Kết thúc lưu hồ sơ:
    Phòng TT,TT&QLNĐTP chịu trách nhiệm hoàn tất hồ sơ, ghi vào sổ thống kê vụ ngộ độc theo mẫu BM-QLNĐ-16-07 và lưu lại tất cả các tài liệu liên quan tại P.TT,TT&QLNĐTP trong thời gian 03 năm. Sau đó chuyển sang lưu trữ tại cơ quan theo qui định.

6. BIỂU MẪU

TT Mã hiệu Tên Biểu mẫu
1. BM-QLNĐ-16-01 Phiếu khai báo ngộ độc
2. BM-QLNĐ-16-02 Giấy tiếp nhận và báo cáo vụ ngộ độc
3. BM-QLNĐ-16-03 Phiếu báo cáo vụ ngộ độc thực phẩm
4. BM-QLNĐ-16-04 Phiếu điều tra từng cá thể bị ngộ độc
5. BM-QLNĐ-16-05 Phiếu điều tra từng các thể bị không bị ngộ độc
6.  BM-QLNĐ-16-06 Báo cáo phân tích vụ ngộ độc bằng văn bản
7. BM-QLNĐ-16-07 Sổ theo dỏi vụ ngộ độc thực phẩm
8. BM-QLNĐ-16-08 Tem niêm phong mẫu
9.  BB-QLNĐ-16-01 Biên bản điều tra NĐTP tại các cơ sở Y tế 
10.   BB-QLNĐ-16-02 Biên bản điều tra NĐTP tại nơi xảy ra NĐTP
11.   BB-QLNĐ-16-03 Biên bản lấy mẫu thực phẩm
12.   BB-QLNĐ-16-04 Biên bản bàn giao mẫu
13.   PL-QLNĐ-16-01 Phụ lục các biểu mẫu chuẩn bị khi tiến hành điều tra vụ NĐTP
14.   PL-QLNĐ-16-02 Phụ lục các bảng tổng hợp xử lý số liệu điều tra
15.   TH-QLNĐ-16-01 Bảng tổng hợp danh sách điều tra những người bị ngộ độc
16.   TH-QLNĐ-16-02 Bảng tổng hợp danh sách điều tra những người không bị ngộ độc
17.   TH-QLNĐ-16-03 Bảng điều tra những thức ăn, số người ăn và không ăn bị NĐTP và không bị NĐTP ở bữa X và bữa Y
18.   TH-QLNĐ-16-04 Bảng xác định bữa ăn nguyên nhân. 
19.   TH-QLNĐ-16-05 Bảng điều tra thức ăn nguyên nhân trong bữa ăn nguyên nhân
 
7. HỒ SƠ  LƯU
  Hồ sơ lưu bao gồm các thành phần sau

TT Hồ sơ lưu
1
 
Phiếu khai báo vụ NĐTP (nếu có)
2 Quyết định thành lập đội điều tra ngộ độc thực phẩm
3 Các biên bản điều tra NĐTP, biên bản lấy mẫu thực phẩm, biên bản bàn giao mẫu
4 Phiếu trả lời kết quả kiểm nghiệm các mẫu bệnh phẩm, thực phẩm.
5 Phiếu báo cáo nhanh vụ ngộ độc thực phẩm và báo cáo bằng văn bản
6
Các biểu mẫu điều tra, tổng hợp, xử lý số liệu liên quan đến vụ ngộ độc.
 
Hồ sơ được lưu tại P.TT,TT&QLNĐTP trong thời gian lưu 03 năm. Sau đó chuyển sang lưu trữ tại cơ quan theo qui định.

Phòng QLNĐ
 

Tổng số điểm của bài viết là: 31 trong 7 đánh giá

Xếp hạng: 4.4 - 7 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Liên kết website
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây