Cảnh báo tình trạng ngộ độc do ăn hải sản

Thứ tư - 03/06/2015 03:57
Từ đầu năm đến nay, tình hình ngộ độc thực phẩm và bệnh truyền qua thực phẩm đang diễn biến phức tạp và có chiều hướng gia tăng. Đến ngày 01 tháng 6 năm 2015 toàn tỉnh đã ghi nhận 3 vụ ngộ độc với 8 người mắc và 1 người tử vong. Cùng kỳ năm 2014 không có vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra.
Đặc biệt nguyên nhân chính gây ra các vụ ngộ độc thực phẩm là do người dân ăn phải những loài cá biển và hải sản chứa độc tố mạnh: Ngày 18/3/2015, tại thôn 6, xã Triệu Lăng, huyện Triệu Phong đã xảy ra vụ ngộ độc do ăn cá nóc, làm 2 người phải nhập viện cấp cứu; ngày 26/5/2015 tại thôn An Du Đông 2, xã Vĩnh Tân, huyện Vĩnh Linh một người bà con đi từ đảo Cồn Cỏ về có bắt được ba con cua đá và cho gia đình. Sau đó, mẹ hai bé đã luộc và cho con ăn, hậu quả đau lòng cháu lớn 10 tuổi đã tử vong trên đường đến bệnh viện, cháu nhỏ 8 tuổi nhập viện trong tình trạng đau bụng, buồn nôn, nôn. Hai ngày sau đó tại thôn An Hòa 2, thị trấn Cửa Tùng, huyện Vĩnh Linh, người nhà dùng lòng cá chim tượng màu vàng để nấu canh ăn tại gia đình, cả 4 người ăn đều bị ngộ độc với các triệu chứng buồn nôn, nôn, đau bụng và ỉa chảy.
Một điều khá lo ngại chính những ngư dân và người dân vùng ven biển lại bị ngộ độc bởi hải sản.
 
Qua đây để phòng chống ngộ độc thực phẩm do ăn hải sản người dân cần biết những thông tin sau để cảnh giác khi ăn hải sản.
 
1. Tuyệt đối không ăn hải sản có mang độc tố gây ngộ độc; chỉ ăn loại hải sản được biết chắc chắn không có chất độc.
 
Có loại hải sản luôn luôn có chất độc, có loại thường có hoặc thỉnh thoảng mới có chất độc. Tuy nhiên bằng mắt thường và cảm giác khi ăn uống chúng ta không thể phát hiện có chất độc hay không, vì vậy với các loại hải sản này bạn cần biết và tuyệt đối không ăn các loại hải sản có độc như: cá nóc, cá bống vân mây, bạch tuộc vòng xanh, mực đốm xanh, so biển, sao biển, cua mặt quỷ, cua hạt, óc độc…Các loại độc tố này thường không bị phá hủy bởi nhiệt nóng khi đung nấu và các biện pháp chế biến thông thường.
 
Nên thận trọng khi ăn các hải sản lạ, ít khi được ăn.
 
Một số hình ảnh: 
 
Hình ảnh: Ở biển có nhiều loài cá độc, trong đó độc nhất là cá nóc.
 
 
Hình ảnh: Cá bống vân mây là loài thuỷ sản có độc tố
 
 Hình ảnh: Bạch tuộc đốm xanh
 
   
Hình ảnh: Mực bạch tuộc đốm xanh
 
2. Chỉ nên ăn thức ăn được chế biến từ hải sản tươi sống, không nên ăn các thức ăn hải sản đã chế biến từ lâu.
 
Hải sản nói chung là các loại thực phẩm nguồn gốc từ động vật, rất giàu chất đạm (protein) khi bị chết hoặc bảo quản ở nhiệt độ thông thường rất nhanh chóng bị các vi khuẩn xâm nhập và phát triển nên dễ gây bệnh. Với một số loại hải sản như cá ngừ, cá thu... vi khuẩn thậm chí biến thịt của cá thành chất độc (chuyển một loại axit amin là histidin trong thịt cá thành chất độc histamine) gây ngộ độc.
 
Đăc biệt đối với  tôm, cua, sò, hến đã chết chúng ta không nên ăn vì vỏ động vật khi bị chết có tốc độ ô nhiễm và xuống cấp protein cao hơn rất nhiều so với phần thịt, thậm chí có nguy cơ sản xuất độc tố đe dọa cho sức khỏe con người.
Chẳng hạn như cua sau khi bị chết, các loại vi khuẩn xâm nhập rất mạnh trong cơ thể cua, khiến histidine nhanh chóng chuyển hóa thành histamine gây độc đối với cơ thể người. Đặc biệt là cua chết càng lâu thì lượng histamine sinh ra càng nhiều, khi ta ăn vào càng dễ bị ngộ độc. Vì vậy khi mua hải sản chế biến cần lựa chọn kỹ những con tươi sống.
 
3. Không ăn hải sản chưa được nấu chín kỹ.
Trong hải sản có chứa vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus, có khả năng chịu nhiệt cao, ít nhất phải hơn 80 độ C. Ngoài ra, nước chưa đun sôi có thể chứa vi khuẩn cũng gây ô nhiễm ngược. Nói chung, khi chế biến hải sản cần đun sôi nước khoảng 4 - 5 phút để khử trùng đầy đủ.
Hoài Nhạn (tổng hợp)
 Tags: gia tăng

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Liên kết website
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây