Phòng bệnh liên cầu Lợn

Thứ ba - 03/05/2011 20:57
Theo thông tin từ Chi cục Thú y tỉnh Quảng Trị, đến ngày 28/4/2011 toàn tỉnh Quảng Trị có 4 huyện có lợn mắc bệnh tai xanh, với tổng số 1830 con trong đó huyện Triệu phong 16 con, TP Đông Hà 18 con, huyện Hải Lăng 488 con, huyện Vĩnh Linh 1260 con. Virus lợn tai xanh không lây cho người, nhưng lợn bị bệnh tai xanh thì hệ miễn dịch của nó sẽ suy giảm, đây là cơ hội cho khuẩn liên cầu lợn tấn công. Nếu người ăn thịt lợn chưa nấu chín, hoặc tiết canh lợn, hay lúc chế biến thịt mà chân tay bị xước thì dễ nhiễm bệnh. Đặc biệt tại xã Triệu Long huyện Triệu Phong có 1 trường hợp tử vong nghi ngờ do nhiễm Liên cầu lợn; Chúng tôi xin giới thiệu Mối liên quan dịch bệnh heo tai xanh và cách phòng tránh bệnh liên cầu lợn lây từ lợn sang người.

Bệnh Lợn tai Xanh và Bệnh Liên cầu lợn

....

Bệnh lợn tai xanh được phát hiện chục năm trước, nhưng gần đây bệnh có biểu hiện nguy hiểm hơn. Bệnh này không lây sang người nhưng nếu kết hợp với các bệnh khác thì sẽ nguy hiểm cho con người. Có đến 70% trường hợp virus này kết hợp với các bệnh khác như: cúm lợn, tụ huyết trùng, tả, thương hàn. Đối với bệnh cúm lợn kết hợp với bệnh lợn tai xanh thì khả năng lây sang người rất ít. Còn bệnh tụ huyết trùng, dịch tả, thương hàn... có thể gây rối loạn hệ thống tiêu hoá ở người.

...

Mới đây lại có tình trạng lợn bị nhiễm liên cầu khuẩn (Streptococcus) và khi bệnh lợn tai xanh kết hợp với nhiễm liên cầu khuẩn thì rất nguy hiểm cho tính mạng con người.

....

Bệnh Liên cầu lợn lây sang người như thế nào?

....

Bệnh lây từ lợn sang người chủ yếu do tiếp xúc trực tiếp với lợn mang bệnh. Nguy hiểm nhất là trên da người tiếp xúc bị trầy xước, có vết thương hoặc ăn tiết canh, ăn thịt lợn nhiễm trùng nhưng chưa nấu chín kỹ. Đặc biệt, liên cầu khuẩn lợn không chỉ tồn tại trong thịt hay máu lợn đã giết mổ mà còn lưu hành trong bụi, không khí nhiều ngày. Tuy nhiên khả năng lây nhiễm từ nguồn này là rất khó, chủ yếu vẫn do tiếp xúc trực tiếp với máu, thịt lợn bệnh.

 

Triệu chứng lâm sàng khi bị bệnh liên cầu lợn

........

Người bệnh sốt cao, đau đầu, buồn nôn, nôn, ù tai, điếc, cứng gáy, rối loạn tri giác... xuất huyết đa dạng ở một số nơi trên cơ thể. Một số trường hợp xuất hiện các triệu chứng nhiễm khuẩn, nhiễm độc tiêu hóa: sốt, đi cầu nhiều lần, phân lỏng, cơ thể lạnh, run... trước khi có biểu hiện của viêm màng não.

.........

Trường hợp nặng người bệnh có các biểu hiện: Sốc nhiễm độc, trụy mạch, cơ thể lạnh, tụt huyết áp, nhiễm khuẩn huyết cấp tính, rối loạn đông máu nặng, suy hô hấp, suy đa phủ tạng... hôn mê và tử vong.

..........

Các biện pháp phòng, chống dịch bệnh liên cầu lợn

Bệnh liên cầu lợn là bệnh thứ phát của hội chứng bệnh tai xanh ở lợn. Bệnh có thể lây trực tiếp từ lợn qua người. Vì vậy để phòng lây nhiễm bệnh này cần tuân thủ các biện pháp sau đây:

....

Đối với người giết mổ: Phải tuân theo các quy định VSATTP: Không giết mổ lợn bị bệnh; không được sử dụng thịt lợn chết làm thức ăn cho động vật khác và phải xử lý lợn bị bệnh chết triệt để, tránh gây nhiễm ra môi trường và cộng đồng; mang các dụng cụ bảo vệ cá nhân cần thiết (găng tay, khẩu trang, kính, mũ...), bảo đảm các vết xước, vết thương không tiếp xúc với lợn hay các sản phẩm của lợn; nơi giết mổ phải bảo đảm vệ sinh môi trường sạch sẽ, tách biệt với khu chế biến thức ăn.

.....

Đối với người mua bán thịt lợn: Không mua, bán lợn bị bệnh; không mua bán lợn, thịt lợn không rõ nguồn gốc; chỉ mua lợn, thịt lợn có nguồn gốc, không bị bệnh và có dấu hiệu kiểm dịch của cơ quan thú y.

.........

Đối với người tiêu dùng: Không ăn thịt lợn sống, không ăn tiết canh, nội tạng lợn chưa được nấu chín, không ăn thịt lợn và sản phẩm từ lợn không rõ nguồn gốc; không tiếp xúc với sản phẩm từ lợn còn sống khi tay có vết xây xước, trừ khi mang găng bảo vệ.

.........

Đối với người chế biến thức ăn: Giữ cho khu vực chế biến thức ăn sạch sẽ và rửa tay sau khi thao tác; khi lưu trữ, bảo quản thịt sống phải tách biệt với nơi bảo quản thịt đã qua chế biến hoặc sản phẩm ăn sẵn để tránh lây nhiễm bệnh; không dùng dụng cụ chế biến thịt sống để chế biến thịt (dao, thớt); rửa tay sạch bằng xà phòng sau khi chế biến thịt; sản phẩm phải được nấu chín kỹ trước khi ăn...

.......

Biện pháp chống dịch: Khi nhận thấy có dịch liên cầu khuẩn xảy ra thì phải xử lý như xử lý một ổ dịch truyền nhiễm:

.........

+ Tăng cường giám sát phát hiện sớm các trường hợp bị nghi nhiễm liên cầu lợn, nên đưa ngay đến bệnh viện để điều trị kịp thời, đặc biệt chú ý giám sát những đối tượng có tiếp xúc gần với lợn bị bệnh như người chăn nuôi, giết mổ và buôn bán lợn.

......

+ Khoanh vùng, phun khử trùng môi trường vùng có dịch bằng chloramin B 3-5%.

+ Nghiêm cấm hoàn toàn việc di chuyển và giết mổ lợn. Không giết mổ, vận chuyển lợn bệnh, lợn chết phải tiêu hủy đúng cách.

.......

+ Lợn ốm, chết phải chôn, đổ thuốc sát khuẩn và tiêu hủy. Chuồng trại và môi trường chăn nuôi phải phun thuốc sát khuẩn, khử khuẩn. Để trống chuồng 2 tuần mới nuôi lợn trở lại.

........

Phát hiện và điều trị bệnh liên cầu lợn

.........

Khi nghi ngờ bị nhiễm liên cầu khuẩn lợn, cần đến ngay các cơ sở y tế để được khám, điều trị kịp thời. Khả năng cứu chữa căn bệnh này phụ thuộc nhiều vào việc phát hiện sớm hay muộn, điều trị kịp thời hay không.

.......

Điều trị kháng sinh đặc hiệu penicillin liều cao: uống, tiêm bắp hoặc truyền tĩnh mạch, thường phải điều trị trên 10 ngày. Có thể dùng các kháng sinh khác cũng hiệu quả như: ampicillin, erythromycin hoặc nhóm cephalosporin..

.....

Điều trị triệu chứng và áp dụng các biện pháp hồi sức tích cực nếu có biến chứng nặng.

Tác giả bài viết: BS Hồ Sỹ Biên

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Liên kết website
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây