Hội nghị tổng kết Chương trình mục tiêu quốc gia

Thứ sáu - 08/04/2011 21:34

Hội nghị tổng kết Chương trình mục tiêu quốc gia

Nhằm đánh giá kế quả hoạt động Chương trình mục tiêu quốc gia Vệ sinh an toàn thực phẩm giai đoạn 2006 – 2010 , triển khai kế hoạch năm 2011 và triển khai Tháng hành động vì chất lượng an toang vệ sinh an toàn thực phẩm, ngày 08/4/2011, Sở Y tế tổ chức Hội nghị tổng 5 năm Chương trình mục tiêu quốc gia Vệ sinh an toàn thực phẩm. Tham dự hội nghị có đồng chí Nguyễn Đức Chính UV thường vụ tỉnh ủy, phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh tham dự chỉ đạo
Chương trình mục tiêu quốc gia Vệ sinh an toàn thực phẩm giai đoạn 2006-2010 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhằm xây dựng và nâng cao năng lực hệ thống quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm phù hợp các tiêu chuẩn tiên tiến của khu vực và thế giới; góp phần bảo vệ sức khỏe và quyền lợi người tiêu dùng.

 ....

Đến nay sau 5 năm tổ chức triển khai thực hiện tại tỉnh Quảng Trị đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận sau đây:

 ....

- Nhận thức của người dân về VSATTP đã được nâng lên rõ rệt (tỷ lệ nhận thức của người sản xuất tăng từ 53,8% năm 2007 lên 79,4% năm 2010, của người kinh doanh tăng từ 45,9 % năm 2007 lên 73,0% năm 2010, của người tiêu dùng tăng từ 46,2 % năm 2007 lên 84,5 % năm 2010.- Số lượng các cơ sở bảo đảm điều kiện VSATTP trong tỉnh ngày càng tăng từ 26 cơ sở năm 2007 đã tăng lên 823 cơ sở năm 2010.

 ..........

- Bước đầu tổ chức quản lý tốt tình hình ngộ độc thực phẩm, thường xuyên giám sát chặt chẽ hầu hết tất cả những trường hợp ngộ độc xẩy ra; Tạo lập cơ sở quản lý tình hình ngộ độc đảm bảo thống kê đầy đủ tình hình ngộ độc xẩy ra trên địa bàn- Công tác thanh tra, kiểm tra đã từng bước được đẩy mạnh trong 5 năm, từ năm 2006- 2010, đã tiến hành được 20.923 lượt thanh tra, kiểm tra các cơ sở trên toàn tỉnh, trung bình mỗi năm tiến hành được 4.185 lượt.

 ...........

- Công tác kiểm nghiệm ngày càng được chú trọng, dựa trên điều kiện cơ sở vật chất và con người sẵn có, hệ thống kiểm nghiệm đang được tích cực xây dựng tại Trung tâm Y tế dự phòng đã tổ chức kiểm nghiệm không chỉ thực hiện trong việc kiểm tra định kỳ công bố sản phẩm, hậu kiểm, mà còn chủ động giám sát nguy cơ ô nhiễm thực phẩm nhằm cảnh báo những thực phẩm dễ có nguy cơ gây ngộ độc.

.............

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác bảo đảm an toàn thực phẩm vẫn còn một số tồn tại, yếu kém đó là:

 ...........

- Tình hình ngộ độc thực phẩm diễn biến vẫn còn khá phức tạp Số người mắc tập trung trong các vụ ngộ độc bếp ăn tập thể, thức ăn đường phố, đám cưới, đám giỗ khá phổ biến; đặc biệt trong năm 2010 đã ghi nhận có 1 vụ ngộ độc lớn từ một tiệc cưới với 121 ca

 . .............

- Tình trạng sản xuất, chế biến, kinh doanh chưa bảo đảm an toàn thực phẩm còn chưa được kiểm soát chặt chẽ. Nhiều loại thực phẩm đem ra tiêu thụ không được kiểm soát về chất lượng, nguồn gốc;

..........

- Chưa có hệ thống giám sát, cảnh báo nguy cơ từ tỉnh đến cơ sở nên các địa phương còn chưa báo cáo hết về tình hình VSATTP. Đa số các ca ngộ độc thực phẩm và bệnh truyền qua thực phẩm được ghi nhận chỉ là các số liệu về ngộ độc thực phẩm cấp tính, vấn đề ngộ độc thực phẩm mãn tính và mối liên quan giữa thực phẩm và phát triển thể chất đến nay vẫn chưa có đủ khả năng để đánh giá.

 ...........

 - Công tác giáo dục, truyền thông về ATTP đã được đẩy mạnh, nhận thức của người dân đã được nâng lên nhưng công tác này vẫn chưa được thực hiện thường xuyên, chỉ tập trung vào những tháng cao điểm trong năm; nội dung tuyên truyền chưa phong phú; trách nhiệm của một số địa phương, cơ quan, đơn vị trong tuyên truyền chưa cao nên nhận thức của người dân về VSATTP vẫn chưa hiệu quả.

 ............ -

 - Hoạt động Ban chỉ đạo liên ngành tuy đã được thiết lập, nhưng do các thành viên đều là lãnh đạo các Sở, phòng và ban ngành, lại hoạt động kiêm nhiệm nên hiệu quả hoạt động chưa cao, việc chỉ đạo chưa sát sao, sự phối hợp giữa các ngành chưa được chặt chẽ và thường xuyên.

 ..............

- Hệ thống kiểm nghiệm, trang thiết bị còn thiếu, năng lực cán bộ kiểm nghiệm còn hạn chế nên ảnh hưởng đến kết quả kiểm nghiệm thực phẩm.

 ..........

- Đầu tư cho công tác quản lý ATTP cũng còn rất thấp. Ngoài kinh phí chương trình mục tiêu được trung ương cấp, hầu hết các địa phương chưa có sự quan tâm hỗ trợ thêm kinh phí cho các hoạt động này.

 .......

Năm 2011, Chi Cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm tăng cường hoạt động phối hợp liên ngành về an toàn vệ sinh thực phẩm; triển khai Đề án Tăng cường năng lực quản lý; chú trọng công tác truyền thông giáo dục thay đổi hành vi; Đặc biệt Kế hoạch tổ chức tháng Hành động vì chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2011 được tổ chức từ 15/4 đến 15/5, với chủ đề "Sản xuất - kinh doanh - sử dụng thực phẩm theo Luật An toàn thực phẩm".

...............

Phát biểu tại hội nghị đồng chí phó chủ tịch UBND tỉnh, trưởng ban chỉ đạo nhấn mạnh: Bảo đảm Vệ sinh an toàn thực phẩm là nhiệm vụ hết sức  quan trọng, vì nó liên quan đến sức khỏe và tính mạng của con người; Trong thời gian tới, để thực tốt công tác này, các ngành các cấp cần phối hợp có hiệu quả hơn nữa, đặc biệt ngành y tế nêu cao vai trò chủ động thực hiện tháng lợi các mục tiêu cơ bản đã đề ra trong kế hoạch năm 2011.

Tác giả bài viết: Băng Hiền

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Liên kết website
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây