Từ 1.7, Sử dụng chất cẩm trong chế biến thực phẩm sẽ bị truy tố hình sự

Thứ sáu - 27/05/2016 04:57
Tại buổi tọa đàm trực tuyến do Cổng thông tin điện tử Chính phủ thực hiện với chủ đề “Chống thực phẩm bẩn- Cuộc chiến bắt đầu đầu từ cơ sở” được tổ chức chiều 26/5, đại diện các nhà quản lý đã giải đáp phần nào những thắc mắc cũng như mong muốn của người dân trong việc tìm lại niềm tin đối với mỗi bữa ăn.
Ông Nguyễn Như Tiệp, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản, Bộ NN&PTNT

Trong Luật An toàn thực phẩm đã phân công rất rõ trách nhiệm của 3 bộ nông nghiệp, y tế và công thươngvà UBND các cấp. Đối với từng bộ có phân công từng nhóm sản phẩm và trách nhiệm quản lý theo toàn chuỗi sản xuất ra nhóm sản phẩm đó cũng như những nguyên tắc để xử lý những trường hợp giao thoa, nguyên tắc để phối hợp giữa 3 bộ. Do vậy tôi cho rằng quan trọng là sự thực thi những quy định của pháp luật. Theo như phân cấp thì việc giám sát, kiểm tra, thanh tra đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm nói chung và nhóm thực phẩm phân công cho bộ NN&PTNT thì chủ yếu là do cấp địa phương thực thi và trách nhiệm của 3 bộ là xây dựng những văn bản hướng dẫn, hoàn thiện chế tài và đào tạo nguồn nhân lực để các địa phương triển khai thực thi. Như Thủ tướng cũng đã nói, việc thực thi ở các địa phương còn nhiều hạn chế và chưa được như chúng ta mong muốn.

Hàng tuần đều có những vụ vi phạm bị phát hiện, xử phạt và công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng. Do vậy không thể nói công tác thanh kiểm tra tại địa phương không được thực hiện một cách đầy đủ. Tuy nhiên, cũng như Thủ tướng chỉ đạo là công tác thanh kiểm tra cần phải được tăng cường hơn nữa để đủ sức răn đe và để bảo bảo nguồn lực cho công tác này, Thủ tướng cũng chỉ đạo các địa phương ưu tiên bố trí kinh phí và nguồn lực cho công tác đảm bảo ATVSTP nói chung và công tác thanh kiểm tra, xử lý, tiêu hủy sản phẩm vi phạm. Từ 1/7/2016, đối với những hành vi sử dụng chất cẩm trong sản xuất, sơ chế, chế biến thực phẩm, ngoài bị xử lý hành chính (phạt tiền) sẽ bị truy tố hình sự với mức phạt tối đa đến 20 năm tù. Do vậy, chúng tôi cho rằng với chỉ đạo của Thủ tướng, có đủ nguồn lực hơn, chế tài xử phạt mạnh hơn thì công tác thanh tra, kiểm tra trong thời gian tới sẽ được tăng cường và sẽ đủ sức răn đe đối với những tổ chức, cá nhân cố tình vi phạm, cố tình vì lợi ích trước mắt để sản xuất ra sản phẩm không an toàn cho người tiêu dùng.

Đối với công tác kiểm nghiệm VSATTP, tôi cho rằng kiểm nghiệm là một công cụ quan trọng trong quản lý và đảm bảo VSATTP, phục vụ cho công tác thanh tra, kiểm tra và giám sát đánh giá về ATTP. Từ năm 2011, dự án do chính phủ Canada tài trợ, chúng tôi đã trang bị cho Hà Nội và TP. HCM mỗi nơi 1 xe kiểm nghiệm cơ động, trong đó có các thiết bị kiểm nghiệm nhanh với các chỉ số cơ bản về ATTP. Hiện 2 xe này theo báo cáo của địa phương đang được vận dụng rất tốt, Hà Nội cũng mong muốn có thêm một số xe này để kiểm tra các chợ, đặc biệt là chợ đầu mối và siêu thị để kiểm tra và xử lý tại chỗ. Đây là những thiết bị, công cụ kiểm nghiệm nhanh tại hiện trường. Tuy nhiên do hạn chế về kết quả nên mới được phép dùng để kiểm nghiệm sơ bộ, sàng lọc. Tất cả những dụng cụ, bộ kít đó chỉ được sử dụng khi được Bộ Y tế công nhận về độ tin cậy. Bên cạnh bộ kít kiểm nghiệm nhanh, chủ trương của Chính phủ là đầu tư cho các phòng kiểm nghiệm và quan trọng hơn là xã hội hóa công tác kiểm nghiệm. Thực hiện Luật ATTP và các văn bản hướng dẫn, Bộ NN&PTNT đã đầu tư xây dựng hệ thống phòng kiểm nghiệm thuộc ngành nông nghiệp. Ngoài ra đã có 37 phòng kiểm nghiệm xã hội hóa (của tư nhân và các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài). Như vậy năng lực kiểm nghiệm của các ngành nông nghiệp, y tế, công thương cùng với các phòng kiểm nghiệm xã hội hóa, tôi cho rằng đã đủ năng lực kiểm nghiệm.

Theo suckhoedoisong.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Liên kết website
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây