Công tác quản lý ngộ độc còn nhiều khó khăn và thách thức

Thứ năm - 21/01/2016 03:18
Ngộ độc thực phẩm có thể xảy ra mọi lúc, mọi nơi; có thể gây ngộ độc hàng loạt, nhất là ở các bếp ăn tập thể, các khu lễ hội, đám cưới, đám giỗ, các căng-tin phục vụ học sinh, các loại hình thức ăn đường phố… Ngộ độc thực phẩm gây tổn hại đến sức khỏe người tiêu dùng, ảnh hưởng đến an sinh xã hội và thiệt hại về kinh tế. Theo thống kê của Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), trong 10 tháng đầu năm 2015, cả nước ghi nhận 150 vụ ngộ độc thực phẩm, làm 4.077 người mắc, 21 người tử vong.
Công tác quản lý ngộ độc còn nhiều khó khăn và thách thức
Tại tỉnh Quảng Trị. Qua nghiên cứu phân tích từ năm 2010 đến năm 2015 đã xẩy ra  23 vụ ngộ độc với  826 ca mắc, tử vong 2 trường hợp. Riêng trong năm 2015 chỉ có 20 ca ngộ độ, tình hình ngộ độc thực phẩm có giảm so vớ những năm trước đó, nhưng đã có 1 trường hợp tử vong và diễn biến ngộ độc thực phẩm khá phức tạp vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức nhất là vấn đề ngộ độc tập thể tại các bếp ăn khu công nghiệp, trường học căng tin bệnh viện mà nguyên nhân chủ yếu đó là:

       1. Khẩu phần ăn của công nhân còn rất thấp, chất lượng thực phẩm và điều kiện chế biến chưa tốt dẫn đến nguy cơ ngộ độc là rất cao;

      2. Hầu hết các vụ ngộ độc thực phẩm bếp ăn tập thể là do mua xuất ăn chế biến sẵn từ nơi khác vận chuyển đến và thức ăn chế biến sẳn để qua đêm và có nhiều dịch vụ chế biến phục vụ lưu động không đảm bảo vệ sinh nơi chế biến cũng như ý thức người thực tiếp chế biến còn thấp;

     3. Điều kiện khí hậu nước ta nống ẩm, vào mùa hè, nhiệt độ có khi lên tới gần 40 độ C. Đây là điều kiện thuận lợi để nhiều loại vi khuẩn dễ dàng sinh sôi, nảy nở, từ đó làm thức ăn nhanh ôi thiu, gây nguy cơ ngộ độc cao. Song song với yếu tố thời tiết, điều kiện bảo quản thực phẩm, trang thiết bị bảo quản còn nhiều hạn chế (nhất là ở vùng nông thôn) cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng mất ATVSTP;

     4. Một số quy định quy phạm pháp luật, chế tài xử phạt thuộc lĩnh vực an toàn thực phẩm còn chưa thực sự phù hợp, chưa có tính răn đe;

     5. Trong những năm qua, kinh phí đầu tư cho công tác bảo đảm an toàn thực phẩm còn rất hạn chế, riêng 2 năm 2014 và năm 2015 giảm hơn 80% kinh phí phục vụ công tác đảm bảo an toàn thực phẩm so với 2013, trong khi ngày càng có nhiều nguy cơ gây mất an toàn thực phẩm và đến năm 2016 sẽ không còn kinh phí chương trình mục tiêu quốc gia về An toàn thực phẩm, sẽ làm tăng thêm những khó khăn lớn trong công tác giám sát quản lý ngộ độc.

Từ những khó khăn, thách thức và nguyên nhân dẫn đến ngộ độc thực nêu trên, chúng ta cần có những giải pháp đồng bộ, toàn diện để từng bước cải thiện, khắc phục tình trạng này như sau:

      1.  Tỉnh cần tăng cường đầu tư kinh phí cho công tác đảm bảo an toàn thực phẩm (khi không còn chương trình mục tiêu quốc gia về vệ sinh an toàn thực phẩm), đặc biệt phải bố trí kinh phí thường xuyên cho công tác thanh kiểm tra giám sát nguy cơ ngộ độc thực phẩm.

     2. Tăng cường thông tin tuyên truyền phổ biến kiến thức, quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm tại bếp ăn tập thể, đặc biệt là truyền thông thay đổi hành vi cho các đối tượng sử dụng dịch vụ, cung cấp dịch vụ thức ăn sẵn và người tiêu dùng.

    3. Nâng cao hơn nữa vai trò, trách nhiệm quản lý, chỉ đạo của Ban chỉ đạo liên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm tại địa phương; nâng cao trách nhiệm, hiệu lực, hiệu quả quản lý của Ủy ban nhân dân các cấp; huy động sự phối hợp tham gia của các đoàn thể, các tổ chức chính trị xã hội.

    4. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm đối với các cơ sở vi phạm quy định về an toàn thực phẩm. Kiên quyết không để các cơ sở không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện, các cơ sở vi phạm nhiều lần cung cấp suất ăn cho người lao động. Đặc biệt đặc biệt chú trọng công tác giám sát, phát hiện sai phạm của cơ sở kinh doanh ngành hàng thực phẩm.

    5. Thực hiện triệt để quy trình, kỹ thuật và nội dung 3 bước thực kiểm (bao gồm: 1. Kiểm tra nguồn nguyên liệu thực phẩm nhập vào. 2. Kiểm tra thực phẩm trước, trong và sau khi chế biến. 3. Lưu mẫu); tăng cường tự kiểm tra của doanh nghiệp có bếp ăn tập thể. 

    6. Nghiên cứu triển khai các mô hình điểm về bếp ăn tập thể, khu công nghiệp, trường học bán trú, tạo vùng nguyên liệu an toàn, chuỗi cung cấp thực phẩm an toàn.

    7. Sửa đổi, bổ sung một số quy định cấp đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm đối với bếp ăn tập thể khu công nghiê[j, trường học bắt bược phải là cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định, chứ không phải là hình thức cam kết, bỏ ngõ như hiện nay.

     8. Các cơ sơ công nghiệp, trường học khi đầu tư, các đơn vị cần phải dành quỹ đất để xây dựng các bếp ăn tập thể phục vụ nhu cầu tại chỗ cho công nhân đúng quy định.

     9. Quản lý tốt mô hình dịch vụ chế biến phục vụ lưu động, thông qua mạng lưới y tế thôn bản và chính quyền địa phương, khi có tiệc cưới, lễ hội, cần có sự giám sát chặt chẽ và lưu mẫu theo quy định.

     10. Để hạn chế tối ưu nguy cơ xảy ra ngộ độc thực phẩm, nâng cao sức khỏe cho bản thân và gia đình, bên cạnh những nỗ lực của các cơ quan chức năng, mỗi người dân cần nghiêm túc thực hiện các khuyến cáo về đảm bảo ATTP như: Chọn thực phẩm an toàn; nấu kỹ thức ăn, ăn ngay khi thức ăn vừa nấu chín; bảo quản cẩn thận thực phẩm đã nấu chín; đun kỹ lại thực phẩm trước khi ăn; không để lẫn thực phẩm sống và chín; luôn giữ tay chế biến thực phẩm sạch sẽ; giữ bề mặt chế biến, bếp luôn khô ráo, sạch sẽ; bảo vệ thực phẩm khỏi các loài côn trùng, loài gặm nhấm và các loài động vật khác; sử dụng nguồn nước sạch. Khi xảy ra ngộ độc thực phẩm cần nhanh chóng đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất; đồng thời, báo cho các cơ quan chức năng kiểm tra, xử lý.

Tác giả bài viết: BS Hồ Sỹ Biên Chi cục ATVSTP

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Liên kết website
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây