Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm

https://antoanthucpham.quangtri.gov.vn


Nội dung chương trình phát thanh trực tiếp: Công tác tăng cường đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm dịp tết Nguyên Đáng Bính Thân trên Đài Phát thanh - Truyền hình Quảng Trị.

Xin kính chào quý vị và các bạn! Mời quý vị và các bạn cùng đến với chương trình Phát thanh trực tiếp của Đài PTTH Quảng Trị. Chương trình được phát trực tiếp trên tần số 92,5Mhz vào lúc 11 giờ ngày 15/01/2016 và phát lại vào lúc 17 giờ 30 phút cùng ngày.
Thưa quý vị và các bạn! Còn chưa đầy một tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Bính Thân. Đây là thời điểm thị trường thực phẩm sôi động nhất trong năm cả về sức mua lẫn sức bán. Đây chính là thời điểm có nhiều vi phạm về ATTP xảy ra do vấn đề lợi ích kinh tế từ phía các đơn vị sản xuất kinh doanh và do cả sự chủ quan, thiếu kiến thức trong việc lựa chọn thực phẩm của người tiêu dùng. Trước tình hình này, Ban chỉ đạo (BCĐ) liên ngành VSATTP tỉnh Quảng Trị đã triển khai những giải pháp gì nhằm góp phần giúp người dân đón tết vui tươi, an toàn là nội dung chính mà chúng tôi muốn đề cập trong chương trình pttt hôm nay. Khách mời của chương trình là ông Lê Quốc Dũng, phó Chi cục trưởng Chi cục ATVSTP tỉnh Quảng Trị. Quý thính giả quan tâm đến chương trình có thể gọi đến số máy 0533857688 và  0533595399 hoặc để lại số điện thoại, chúng tôi sẽ gọi lại cho quý vị trong quá trình thực hiện chương trình.

Và lúc này khách mời của chương trình là ông Lê Quốc Dũng, Phó Chi cục trưởng Chi cục ATVSTP tỉnh hiện đang có mặt tại phòng thu của Đài pttt Quảng Trị để cùng chúng tôi thực hiện chương trình.

Xin chào ông Lê Quốc Dũng và cảm ơn ông đã nhận lời tham gia chương trình cùng chúng tôi.

Chào người dẫn chương trình và quý vị khán giả nghe đài.

Thưa ông Lê Quốc Dũng, xin ông cho biết về tình hình an toàn vệ sinh thực phẩm tại tỉnh Quảng Trị trong năm 2015?
Trong năm 2015 toàn tỉnh xảy ra 5 vụ ngộ độc với 20 người mắc và 1 người tử vong. Hầu hết vụ ngộ độc xảy ra tại các gia đình ở vùng sâu, vùng xa, vùng ven biển và nguyên nhân là do ăn phải thực phẩm có chứa độc tố tự nhiên.
 
Về công tác thanh kiểm tra: Tổng số đoàn kiểm tra liên ngành và chuyên ngành đã kiểm tra được 8.687 cơ sở trong đó có 2.473 cơ sở vi phạm, cảnh cáo 55 cơ sở, phạt tiền 80 cơ sở với số tiền phạt lên đến 95.116.000 đồng, đóng cửa tạm thời 04 cơ sở, số cơ sở bị tiêu hủy sản phẩm là 237 cơ sở.

Về công tác thông tin truyền thông:

+ Công tác giáo dục tuyên truyền, phổ biến kiến thức an toàn vệ sinh thực phẩm với nhiều nội dung tuyên truyền phong phú và hình thức tuyên truyền đa dạng (Phối hợp đài truyền hình, Trung tâm Truyền Thông giáo dục sức khoẻ…)

+ Công tác xây dựng sản xuất các ấn phẩm, thông điệp truyền thông, Ngoài các ấn phẩm, sản phẩm truyền thông của Trung ương cấp phát. Chi cục đã sản xuất, nhân bản các sản phẩm truyền thông như băng rôn, tranh áp phích, băng đĩa ...vv nhằm tăng cường công tác truyền thông.
+ Tổ chức các lớp tập huấn kiến thức ATTP với nhiều chủ đề khác nhau:  Tổ lớp tập huấn phổ biến văn bản pháp luật về an toàn thực phẩm cho cán bộ làm quản lý ATTP;  tập huấn Quy trình sản xuất nước uống đóng chai cho chủ cơ sở và nhân viên trực tiếp sản xuất nước uống đóng chai tập huấn cho các hội viên hội nông dân của 5 xã vùng biển; tập huấn phương án  phòng chống và xử lý ngộ độc thực phẩm trong bếp ăn tập thể cho các trường học và khu công nghiệp có bếp ăn tập thể.
Vậy so với những năm trước, năm 2015 các vụ việc liên quan đến mất ATTP tăng hay giảm và có điểm gì mới, khác không ạ?
+ So với những năm trước năm 2015, về ngộ độc thức phẩm số vụ thì giảm  nhưng số người mắc thì cao hơn  nhiều lần, tập trung ở bếp ăn tập thể và khu công nghiệp (năm 2013 xảy ra 3 vụ có hơn 500 người mắc; năm 2014 xảy ra 1 vụ với 8 người mắc).
 
+ So với năm 2015 thì năm 2014, công tác thanh tra, số cơ sở bị xử phạt 32 cơ sở với số tiền phạt 52.040.000 đồng (giảm so với năm 2015). Ngoài việc xử phạt đoàn thanh kiểm tra cũng đã phát hiện 106 cơ sở vi phạm chất lượng và tiêu huỷ 94 sản phẩm không đảm bảo chất lượng ATTP.

+ Điểm mới và khác trong công tác đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trong những năm lại đây, đó là công tác ATTP đã được các cấp và chính quyền hết sức quan tâm đã được thể hiện qua các văn bản chỉ đạo: Đảng đã có chỉ thị số 08 của Ban bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng về vấn đề an toàn thực phẩm trong tình hình mới; Nhà nước đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật (Thông tư liên tịch số 13 của ba bộ Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bội Y tế, Bộ Công thường về việc phân công phối hợp trong công tác quản lý nhà nước về ATTP…và rất nhiều thông tư của các bộ trong quản lý cơ sở.

Xin cảm ơn ông, trước khi cùng bàn về giải pháp đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm dịp tết chúng tôi mời ông Lê Quốc Dũng và quý thính giả cùng nghe một tổng hợp ngắn sau:

Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa cho biết, Ban chỉ đạo liên ngành Trung ương về An toàn vệ sinh thực phẩm đã ban hành kế hoạch về việc triển khai công tác bảo đảm An toàn thực phẩm Tết Nguyên đán Bính Thân và mùa Lễ hội Xuân 2016.
Theo đó, Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương sẽ thành lập các đoàn thanh tra liên ngành từ Trung ương đến cấp xã, phường từ ngày 20-12 đến hết 25-3-2016 nhằm bảo đảm số cơ sở được thanh tra, kiểm tra trên cả nước tăng 10% so với cùng kỳ năm 2015.
 
Cục An toàn thực phẩm cũng cho biết, trong đợt thanh kiểm tra lần này, các đoàn sẽ tập trung vào các nhóm sản phẩm tiêu thụ nhiều trong năm và có yếu tố nguy cơ cao, các làng nghề chế biến thực phẩm, các tỉnh có cửa khẩu, các thành phố lớn. Huy động tối đa các kênh truyền thông phổ biến các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm cũng như các kiến thức trong lựa chọn, bảo quản, chế biến và tiêu dùng đến người dân. Mục tiêu hướng tới là giảm 10% số vụ ngộ độc thực phẩm trong dịp Tết Nguyên đán Bính Thân và trong thời gian diễn ra Lễ hội Xuân so với cùng kỳ năm 2015.

Ông Nguyễn Hùng Long, Phó cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cho biết, Cục sẽ thành lập 6 đoàn liên ngành, tiến hành thanh tra ở 12 tỉnh, thành phố trọng điểm các mặt hàng tiêu thụ nhiều trong dịp Tết như: Rượu, bia, nước giải khát, thịt, các loại bánh truyền thống. Cơ sở nào không đảm bảo thì rút giấy phép, kiên quyết không để các cơ sở đó cung cấp thực phẩm cho người tiêu dùng. Nếu phát hiện đơn vị nào vi phạm sẽ xử lý nghiêm, đồng thời đưa lên thông tin đại chúng để người dân biết.

Bên cạnh đó, ngày 05/1/2016 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ban hành văn bản số 48/BNN-QLCL gửi UBND các tỉnh/thành phố về triển khai Đợt cao điểm hành động Năm Vệ sinh an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp và ngày 06/1/2016 ban hành văn bản số 101/BNN-QLCL gửi Sở NN&PTNT các tỉnh/thành phố về việc tăng cường kiểm soát ATTP sản phẩm nông thủy sản dịp Tết Nguyên đán Bính Thân và Lễ hội Xuân 2016.

Để triển khai thực hiện hiệu quả các chỉ đạo nêu trên của Bộ NN&PTNT, Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản yêu cầu các Chi cục Quản lý Chất lượng NLS&TS các tỉnh/thành phố chủ động tham mưu Sở NN&PTNT thực hiện các chỉ đạo của Bộ, đặc biệt các nhiệm vụ cụ thể bên cạnh phối hợp chặt chẽ với Ngành Công thương, Y tế trong thanh, kiểm tra liên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm, các Chi cục tăng cường tổ chức các đợt thanh tra chuyên ngành đột xuất các cơ sở sản xuất kinh doanh, sản phẩm tiêu dùng nhiều trong dịp té Nguyên đán thuộc phạm vi quản lý của Ngành NN và ptnt như thịt, cá, trứng giò, chả, nem, lạp sườn, các loại hạt hướng dương, hạt bí, hạt dưa, hạt điều .v.v. măng, mộc nhĩ, nấm, đũa tre, tăm tre và xử lý nghiêm các sơ sở vi phạm theo quy định.

Thưa ông Lê Quốc Dũng, qua ps vừa rồi có thể thấy công tác đảm bảo ATVSTp dịp tết đang được các Bộ, ngành Trung ương triển khai ráo riết. Vậy tại tỉnh Quảng Trị công tác đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm được triển khai như thế nào?

 Nói thêm về việc hưởng ứng, thực hiện các văn bản, chỉ thị trên, triển khai 2 hoạt động tuyên truyền và tổ chức thanh, kiểm tra)
Thực hiện kế hoạch số 1066/KH-BCĐTƯVSATTP ngày 30/11/2015 của Ban chỉ đạo liên ngành trung ương VSATTP về kế hoạch triển khai công tác đảm bảo ATTP Tết Nguyên đán Bính Thân và mùa Lễ hội Xuân 2016. Tại tỉnh Ban chỉ đạo liên ngành an toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh đã xây dựng kế hoạch số 51KH-BCĐLNATVSTP ngayf 29/12/2015 về  kế hoạch triển khai công tác đảm bảo ATTP Tết Nguyên đán Bính Thân và mùa Lễ hội Xuân 2016.
Trong đó Đã triển khai hai hoạt ðộng chính:

1/Hoạt động thanh kiểm tra: Tại tỉnh Ban chỉ đạo liên ngành aTVSTP tỉnh giao Sở Y tế chủ trì, phối hợp với sở NNPTNT, Công thương và các Sở ngành liên quan thành lập ba đoàn kiểm tra, ngoài ba đoàn liên ngành cấp tỉnh các ngành y tế, công thương và nông nghiệp tổ chức các đoàn kiểm tra các cơ sở thuộc ngành mình quản lý. Ở huyện thì ít nhất mỗi huyện thành lập một đoàn liên ngành và 1 chuyên ngành. Kiểm tra trước tết, trong tết và sau tết.

2/Hoạt đông truyền thông: được thể hiện đa dạng qua các kênh truyền thông.
Kênh truyền thông đại chúng: Huy động đài phát thanh, truyền hình báo chí dành nhiều thời gian phát sóng tuyên truyền ATTP, đặc biệt phát huy hệ thống đài phát thanh ở xã, phường truyền thông các thông điệp.

Kênh truyền thông trực tiếp: Thông qua đội ngũ cán bộ làm công tác Y tế, giáo dục, các đoàn thể mặt trần (Hội phụ nữ, Hội nông dân..) tuyên truyền công tác đảm bảo TTP.

Huy động sự hưởng ứng tham gia các doanh nghiệp, cơ sở, cá nhân trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm treo băng rôn khẩu hiệu tuyên truyền.

Như ông vừa nêu thì 2 hoạt động trọng tâm nhằm bảo đảm ATVSTP trong dịp Tết Nguyên đán sẽ được tập trung triển khai gồm: Triển khai chiến dịch truyền thông về ATTP và tổ chức các đợt thanh tra, kiểm tra chất lượng VSATTP trên địa bàn. Vậy đến thời điểm hiện tại việc thanh kiểm tra đã được thực hiện như thế nào thưa ông?

Việc thanh kiểm tra, đối với đoàn liên ngành thì thời gian kiểm tra từ 25/01 đến 02/02/2016 (tức là từ 16/12 ddwwns 24/12 âm lịch) vì đây là thời điểm cận tết các sản phẩm sẽ được lưu thông trên thị trường.

Việc kiểm tra chuyên ngành đã được triển khai, thời gian triển khai từ ngày 12/01 đến 22/01, địa điểm kiểm tra chúng tôi tập trung vào các làng nghề trên địa bàn tỉnh với các sản phẩm được tập trung  (Rượu, mứt gừng, bánh kẹo…), qua thời gian ba ngày kiểm tra, bước đầu chúng tôi đã lấy mẫu một số sản phẩm (Mứt gừng, chất tẩy trắng, dầu lạc và rượu vang dâu) gửi kiểm nghiệm và tét nhanh 25 mẫu.  Trong đó dương tính 5 mẫu (Hàn the trong chả 2 mẫu, sulfit trong mứt 3 mẫu)

Hoạt động của đoàn kiểm tra chuyên ngành, như là hoạt động trinh sát cho đoàn liên ngành để công tác đảm bảo attp được trọng điểm hơn.

Cùng với công tác thanh, kiểm tra thì việc tuyên truyền đã được chú trọng như thế nào thưa ông?

Ngoài các hoạt động thanh kiểm tra thì công tác tuyên truyền không thể nào thiếu được.
 
Để đảm bảo an toàn thực phẩm cho cộng đồng, Chi cục phối hợp Trung tâm truyền thông giáo dục sức khoẻ làm phóng sự " Tăng cường giám sát ATTP Tết nguyên Đán"


Bên cạnh đó chúng tôi cũng phối hợp với sở Tư pháp làm phóng sự tuyên truyền các văn bản quản lý ATTP.

Để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm Chi cục đã tuyên truyền cho các cơ sở sản xuất các sản phẩm truyền thống trong cách lựa chọn nguyên liệu thực phẩm, phụ gia thực phẩm và đảm bảo các khâu trong chế biến.

Xin cảm ơn ông! Việc phổ biến, giám sát việc thực hiện vệ sinh an toàn trong chế biến, vận chuyển, bảo quản, kinh doanh, sử dụng thực phẩm và phụ gia thực phẩm góp phần quan trọng đảm bảo an toàn thực phẩm dịp tết. Ngay tại các chợ đầu mối, việc kiểm tra, giám sát và tuyên truyền đến các hộ kinh doanh buôn bán và người tiêu dùng cũng được triển khai rất tích cực. Hiện nay, pv Việt Thanh đang có mặt tại chợ Đông Hà – chợ đầu mối lớn nhất tỉnh sẽ cho chúng ta hiểu rõ hơn vấn đề này. Xin mời pv Việt Thanh.
· Nối cầu tại chợ Đông Hà ( về việc góp phần đảm bảo atvstp và những kiến nghị đề xuất)
Xin cảm ơn pv Việt Thanh, xung quanh những vấn đề mà các khách mời tại chợ Đông Hà vừa nêu, ông Lê Quốc Dũng có ý kiến gì không ạ?
Vâng, xin cảm ơn ông!
· Điện thoại thính giả: Tôi rất thích mua hạt điều về để dọn tết nhưng thời gian gần đây có thông tin hạt điều bán trên thị trường dù mang nhãn hiệu Việt nhưng tư thương vẫn trộn điều Trung Quốc để bán cho được giá. Là người tiêu dùng tôi rất lo, vậy làm sao để biết và tránh mua phải hàng giả, không chỉ là hạt điều mà nhiều thực phẩm dọn tết khác?
1/  Chọn loại hạt có màu vàng sáng, nở to, khô, không bị cháy, không bị mốc. Những hạt có màu ngả xanh ăn sẽ bị hôi nên khi chọn bạn nên loại nó ra.
2/  Không chọn hạt điều có màu tối hay nâu sậm vì đó là hạt điều bị ẩm hoặc hạt cũ, bạn có thể bóc thử vài hạt kiểm tra để đánh giá chất lượng. Nếu hạt điều cũ rất nhiều khả năng bị mọt, sâu bên trong hoặc vị bị xuống dầu ăn rất hôi.
3/ Chọn những hạt điều nguyên, không bị sứt sẹo, có vết xước vì khi rang muối hay chiên, muối, dầu hay tích tụ lại các vết đó.
4/ Chọn những hạt có cỡ hạt đồng đều, hạt điều loại chuẩn đã được phân loại nên cỡ hạt đều nhau, không có hạt bị hỏng, mốc còn những hạt điều hạt không đều, bán xô có nhiều hạt hôi, hạt lép.
Tốt nhất người tiêu dùng (không chỉ mua hạt điều mà các thực phẩm khác) nên đến những cơ sở đã được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện kinh doanh thực phẩm, vi (sản phẩm đã được kiểm tra, chế độ bảo quản tốt)
 
· Điện thoại 2: Thời gian qua, nhiều địa phương trong cả nước lực lượng quản lý thị trường đã bắt được một số vụ vận chuyển buôn bán nội tạng mỡ thịt động vật không có nguồn gốc. Càng gần tết tình trạng này sẽ càng nhiều khiến người dân rất lo lắng, vậy các đoàn thanh kiểm tra có ưu tiên tập trung thanh tra các mặt hàng này không?
Trong dịp tết, số lượng tiêu thụ thực phẩm sẽ tăng lên đột biến, do đó đối tượng chúng tôi tập trung thanh kiểm tra là việc chấp hành các quy định pháp luật trong chế biến, sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu thực phẩm, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, làng nghề và tập trung mạnh vào những thực phẩm cung cấp nhiều trong dịp tết (như thịt và các sản phẩm thịt, rau, củ quả, bia rượu, bánh trái ..và các mặt hàng khác phục vụ tết).
Trường hợp phát hiện vi phạm chúng tôi sẽ xử lý theo quy đinh, tuyệt đối không để sản phẩm không đảm bảo, không rõ nguồn gốc lưu thông trên thị trường.

Xin cảm ơn ông Lê Quốc Dũng với những chia sẻ vừa rồi. Thưa ông, do nhu cầu tiêu thụ thực phẩm trong dịp tết, đặc biệt đối với các mặt hàng thực phẩm thiết yếu như thịt, chả, mứt bánh kẹo, rượu, nước giải khát… của người dân tăng đột biến, thị trường thực phẩm tết luôn là cơ hội cho hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng len lỏi lưu thông đánh lừa người tiêu dùng. Qua đây ông có khuyến cáo gì tới người tiêu dùng?

Lựa chọn thực phẩm để trở thành người tiêu dùng thông thái, thì qua đây tôi cũng khuyến cáo đến người tiêu dùng khi lựa chọn thực phẩm.

1/Đối với thực phẩm bao gói và đồ đóng hộp: trước khi mua xem HSD và Ngày sản xuất.

2/Đối với gia súc, gia cầm: Thịt phải có kiểm dịch của cơ quan thú y (thịt lợn có đóng dấu kiểm dịch trên phần da, thịt bò có tem chứng nhận). Bề mặt thịt phải khô, không bị nhớt, sờ tay thấy dính và có độ đàn hồi cao.

3/Hải sản, cá: Phải tươi, không có mùi lạ. Để tránh mua các hải sản có ướp urê thì không mua hải sản nhìn thấy tươi, cứng, lạnh mà không ướp đá hoặc hải sản đã chết nhưng vẫn được ngâm trong nước.

4/Rau, củ, quả: Nên chọn những loại có màu sắc tự nhiên, tươi, không bầm dập, riêng đối với khoai tây không nên chọn những củ đã có mầm.

5/Bánh kẹo, mứt, các loại hạt ...:  Nên chọn những mặt hàng có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Không nên mua các loại thực phẩm có màu sắc sặc sỡ., hay trắng quá mức.

6/ Rượu, bia: Có nhãn mác, tem chứng nhận. Đối với hàng nhập khẩu cần phải có nhãn phụ bằng tiếng Việt và ghi đầy đủ các thông tin như nhãn của sản phẩm sản xuất trong nước.

Tốt nhất người tiêu dùng trước khi mua thực phẩm nên chọn những cơ sở đã được cơ quan chức năng cấp giấy chứng nhận đã đủ điều kiện ATTP.

Để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm thiết nghĩ cần có sự vào cuộc đồng bộ của các cấp, các ngành. Ông suy nghĩ như thế nào về vấn đề này?

An toàn thực phẩm nhận được quan tâm hàng đầu của người dân, bởi thực phẩm không chỉ có vai trò quan trọng bảo vệ sức khỏe con người mà còn góp phần phát triển kinh tế, xã hội. Để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trước tết, trong tết, sau tết cần có sự chỉ đạo quyết liệt và đồng bộ của các cấp, các ngành, trong công tác bảo đảm an toàn thực phẩm:

1/ Cần sử lý nghiêm các cơ sở vi phạm chất lượng vệ sinh thực phẩm,  Kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm các quy định về bảo đảm chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm. Tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước về chất lượng an toàn thực phẩm của các cấp chính quyền.

2/ Đối với người tiêu dùng cần cẩn thận khi mua và sử dụng các sản phẩm thực phẩm. Hơn bao giờ hết, phải tự chủ động bảo vệ mình trước những thực phẩm không bảo đảm an toàn. Người tiêu dùng phải biết “nói không” với thực phẩm không an toàn. Tốt nhất chỉ mua các sản phẩm đã được các cơ quan chức năng kiểm tra, kiểm nghiệm và các cơ sở đã được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

Đồng thời, người tiêu dùng cũng cần thực hiện trách nhiệm của mình trong việc đảm bảo an toàn thực phẩm, kịp thời cung cấp thông tin khi phát hiện nguy cơ gây mất an toàn thực phẩm, khai báo ngộ độc thực phẩm, bệnh truyền qua thực phẩm theo quy định của Luật. (Chi cục ATVSTP, số 32 – Trần Hưng Đạo, Thành phố Đông Hà).

 Hy vọng, với sự vào cuộc đầy trách nhiệm của các bên liên quan và sự hưởng ứng của toàn xã hội, sản phẩm thực phẩm khi đến tay người tiêu dùng sẽ ngày càng được đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm.
Xin cảm ơn ông!
Phong TT,TT&QLNĐTP
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây