Các chứng bệnh thường gặp nhất chính là việc cơ thể bị rối loạn tiêu hóa với các biểu hiện như đau bụng, nôn ói, tiêu chảy, kiết lị hay ngộ độc thức ăn. Với rất nhiều nguyên nhân trong đó có một nguyên nhân không kém phần quan trọng đó là do thời tiết nóng và khô, nên người tiêu dùng thường thích ăn các loại thức ăn nhanh, đồ uống lạnh, chế biến sẳn nhiều màu sắc sặc sở...... không rõ nguồn gốc, bảo quản không hợp vệ sinh. Ngoài ra thời tiết nắng nóng còn là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn có cơ hội được phát triển và lây lan rộng rãi ra cộng đồng gây nên nhiều chứng bệnh nguy hiểm trong đó có các bệnh về đường tiêu hoá. Các bệnh về đường tiêu hóa thường bắt đầu từ những triệu chứng đơn giản như đau bụng, tiêu chảy, nôn ói… Tuy nhiên, nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời, thì có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng con người.
Vừa qua tại Quảng Trị đã xãy ra vụ ngộ độc thực phẩm với 72 người mắc. Đây là vụ ngộ độc thực phẩm do ăn bánh ướt bị nhiểm các tạp khuẩn (nhiều vi khuẩn): Bacillus cereus , Escherichia coli, Coliforms trong chuổi quá trình sản xuất, chế biến, kinh doanh và bảo quản không đảm bảo vệ sinh.
Vì vậy để chủ động bảo đảm an toàn thực phẩm và phòng chống ngộ độc thực phẩm trong mùa hè người tiêu dùng và các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm cần lưu ý một số vấn đề sau:
1. Đối với người tiêu dùng:
+ Ăn chín, uống sôi, bảo quản thực phẩm đúng cách, không sử dụng thức ăn đã chế biến lại nhiều lần.
+ Rữa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và trước khi chế biến thực phẩm..
+ Uống nhiều nước hơn: Mùa nắng nóng chúng ta thường mất cảm giác thèm ăn, nguyên nhân là do thời tiết nóng và những vấn đề về tiêu hóa làm cho chúng ta không còn hứng thú ăn uống. Tuy nhiên, bạn không được quên việc bổ sung nước cho cơ thể. Việc đổ mồ hôi khiến bạn mất nhiều nước do đó, bạn nên uống nhiều nước và ăn nhiều trái cây để đảm bảo cơ thể khỏe mạnh và đầy sức sống.
+ Hạn chế ăn đồ cay: Ăn cay là một trong những nguyên nhân dẫn đến viêm dạ dày, một trong những chứng bệnh phổ biến của mùa hè. Do đó, bạn nên hạn chế những món ăn có vị cay. Nên chọn những món ăn có tính mát như đậu, những loại rau củ quả như cà rốt, xà lách.
+ Các bậc phụ huynh cần thận trọng hơn khi cho trẻ ăn quà vặt. “(kem bán rong, nước giải khát có màu không có thương hiệu, nước uống nhiều hóa chất, đá bào) Cần chú ý chọn sản phẩm có nhãn mác uy tín, sử dụng nguyên liệu rõ nguồn gốc và được chế biến trong điều kiện đảm bảo vệ sinh, áp dụng công nghệ đạt tiêu chuẩn.
+ Tăng cường ăn rau củ quả: Những loại quả như cà chua, lê, táo, dưa hấu và khoai lang.... là những thực phẩm bạn nên bổ sung để giúp thanh lọc cơ thể, giảm nhiệt cơ thể trong ngày nắng nóng.
+ Ngoài ra, bạn cũng cần nâng cao sức khỏe hệ tiêu hóa bằng cách bổ sung các thực phẩm có lợi cho đường ruột như sữa chua, sữa uống lên men, các loại gia vị như rau mùi, thì là, gừng, mùi tây....Các món ăn này có tính lành sẽ là tuyến phòng vệ giúp bạn tránh những bệnh liên quan đến đường tiêu hóa.
2. Đối với cơ sở kinh doanh, bày bán thức ăn đường phố.
- Phải đủ nguồn nước sạch dùng để chế biến.
- Thiết bị dụng cụ chế biến thực phẩm và tủ bày bán thực phẩm phải đảm bảo không có khả năng thôi nhiễm vào thực phẩm.
- Nguồn gốc nguyên liệu dùng để chế biến phải rõ ràng có nguồn gốc, đảm bảo hạn sử dụng và tuyệt đối không sử dụng các phụ gia thực phẩm ngoài danh mục của Bộ Y tế.
- Phải mang đầy đủ trang phục bảo hộ lao động như găng tay, khẩu trang, mủ chụp tóc, tạp dề khi chế biến thực phẩm.
- Nơi trưng bày và kinh doanh thức ăn tuyệt đối phải tránh xã cống rãnh, nơi có nhiều ruồi, muỗi.
3. Đối với cơ sở chế biến thực phẩm phục vụ mùa hè (nhất là các cơ sở sản xuất thực phẩm ăn uống nhanh)
- Phải vệ sinh thường xuyên cơ sở sản xuất.
- Phải sử dụng nguồn nước sạch dùng để chế biến thực phẩm.
- Bảo quản tốt thực phẩm sau khi sản xuất, chế biến trước khi đến tay người tiêu dùng.
- Người trực tiếp chế biến thực phẩm phải đảm bảo vệ sinh bàn tay, không có các bệnh truyền nhiễm, phải mang đầy đủ trang phục bảo hộ lao động như găng tay, khẩu trang, mủ chụp tóc, tạp dề khi chế biến thực phẩm.
* Khi có ngộ độc thực phẩm xảy ra:
Thứ nhất: Khi phát hiện hoặc nghi ngờ bị ngộ độc thực phẩm, phải đình chỉ việc sử dụng thực phẩm nghi ngờ và lưu giữ lại toàn bộ thực phẩm đó (kể cả chất nôn, phân), báo ngay và đưa người bị ngộ độc đến cơ sở y tế gần nhất đến xử trí kịp thời.
Thứ hai: Vệ sinh, tẩy uế khu vực có chất nôn, phân của người bị ngộ độc thực phẩm và thực hiện chế độ cách ly nghiêm ngặt đề phòng ngừa sự lây lan của dịch bệnh.
Thứ ba: Thực hiện các biện pháp diệt ruồi, nhặng, gián, chuột… và các hướng dẫn vệ sinh phòng chống dịch bệnh theo chỉ đạo của ngành y tế.
Bài: Quang Duy