Những khó khăn thách thức
Theo báo cáo kết quả hoạt động thanh tra chuyên ngành cho thấy năm 2014 toàn tỉnh đã thanh kiểm tra 5507 cơ sở, số vi phạm 1496 cơ sở (chiếm27,16%), cảnh cáo 232 cơ sở, phạt tiền 23 cơ sở với tổng số tiền 46 triệu đồng và tiêu hũy 138 lại sản phẩm không đạt chất lượng. Các vi phạm chủ yếu là: điều kiện vệ sinh cơ sở, trang thiết bị, dụng cụ không đảm bảo, sử dụng thực phẩm, phụ gia thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ và không khám sức khỏe định kỳ cho nhân viên hoặc không có giấy chứng nhận tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm, đặc biệt chất lượng hậu kiểm các sản phẩm sản xuất trong tỉnh và những sản phẩm lưu thông trên thị trường vẫn chưa đạt yêu cầu theo tiêu chuẩn của sản phẩm đã công bố; Trong đó tỷ lệ thực phẩm nhiễm vi sinh vật vẫn còn cao từ 17 -19%, chủ yếu là mặt hang nước uống đóng chai, nước đá và các nhóm thức ăn tại các cơ sở thức ăn đường phố.
Công tác quản lý cơ sở sản xuất kinh doanh đang gặp nhiều khó khăn trở ngai: Theo thống kê chưa đầy đủ hiện có 6.021 cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm, Tỷ lệ cấp giấy chứng đủ điều kiện ATTP còn thấp 22,58%. Đặc biệt hiện tại chưa thống kê, đánh giá đầy đủ các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của từng ngành nên việc quản lý chưa chặt chẽ và chưa hiệu quả, vì vậy có những cơ sở có thể có đến 2- 3 ngành thực hiện thanh kiểm tra, trong khi đó cũng còn nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm chưa có ngành nào tổ chức thanh kiểm tra chất lượng ATTP. Khó khăn và thách thức lớn nhất hiện nay là quản lý các chợ kinh doanh thực phẩm. Đặc biệt là các sản phẩm nguồn gốc từ thực vật (rau, củ, quả) nhập từ các nơi khác về với lượng rất lớn tuy nhiên việc kiểm tra, kiểm soát chỉ mới thực hiện bước đầu các test nhanh, với số mẫu kiểm tra, giám sát rất nhỏ, chưa thực hiện giám sát, kiểm nghiệm mẫu theo chuỗi cung ứng vì vậy chưa đủ điều kiện để đánh giá mức độ ATTP của sản phẩm nhập về từ các tỉnh thành cũng như sản phẩm nhập khẩu.
Ngay đến lĩnh vực đảm bảo ATTP trong các trường học và khu công nghiệp, cũng còn rất nhiều vấn đề đáng lo ngại. Hiện tại toàn tỉnh có đến 361 bếp ăn tập thể lớn phục vụ hàng chục ngàn công nhân, học sinh, nhưng chỉ có 47,1% bếp ăn tập thể đạt yêu cầu. Qua kiểm tra định kỳ cho thấy hơn 95% bếp ăn tập thể không có sổ sách theo dõi cũng như giám sát chất lượng nguồn nguyên liệu đầu vào, hầu hết các cơ sở bếp ăn tập thể nhập thực phẩm từ các quầy cung ứng tại các chợ chưa được giám sát kiểm nghiệm chất lượng; Chẳng hạn như việc xét nghiệm định kỳ các sản phẩm thực phẩm, hay kiểm soát chất lượng thực phẩm tại các cơ sở kinh doanh có nguồn thực phẩm thường xuyên cung cấp cho các bếp ăn tập thể khu công nghiệp, trường học bán trú có bếp ăn tập thể.
Ngoài ra hiện nay trên địa bàn tỉnh quảng trị đang phát triển loại hình dịch vụ chế biến thực phẩm lưu động phục vụ tiệc cưới hỏi, ma chay, hội nghị. Đây là loại hình phục vụ tiện lợi rẽ tiền được nhiều người sử dụng, tuy nhiên cũng chứa nhiều nguy cơ tiềm ẩn gây ra nhiều vụ ngộ độc cấp tính ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân. Việc quản lý và duy trì hoạt ddongj của loại hình cũng là những khó khăn thách thức lớn cho các ngành chức năng, mà trước hết cần có sự tham gia giám sát của công đồng dân cư đặc biệt hệ thống chính quyền địa phương nơi có đang tổ chức chế biến thực phẩm.
Tình hình ngộ độc thực phẩm và bệnh lây truyền qua thực phẩm diển biến khá phức tạp: Theo Báo cáo sơ kết 6 tháng đầu năm 2014, Cục An toàn thực phẩm ghi nhận có 2636 người bị ngộ độc thực phẩm trong đó 28 trường hợp tử vong tăng 10 người so với cùng kỳ năm 2013. Tại tỉnh Quảng Trị, mặc dù năm 2014 không có vụ ngộ độc lớn xẩy ra nhưng nguy cơ ngộ độc thực phẩm vẫn còn nhiều tiềm ẩn đáng lo ngại. Qua nghiên cứu phân tích trong 2 năm 2009 và 2013 xẩy ra 7 vụ ngộ độc được đánh giá ở 2 năm thì có 4 vụ với 23 ca mắc năm 2009 và 3 vụ với 531 ca mắc năm 2013. Số vụ ngộ độc thực phẩm không có sự khác biệt, tuy nhiên số ca mắc năm 2013 tăng đột biến gấp 23 lần so với năm 2009 và số ca mắc nhập viện năm 2013 cũng tăng 38,8 lần so với năm 2009 và tất cả các vụ ngộ độc trên 30 người đều xẩy ra vào năm 2013.
Kết quả giám sát nguy cơ ô nhiễm thực phẩm trong năm 2014 cho thấy nguy cơ ô nhiễm thực phẩm khá cao; Với tổng số mẫu kiểm nghiệm là 470 mẫu số mẫu không đạt 65 mẫu chiếm tỷ lệ 13,83%. Trong đó: Số mẫu vi sinh không đạt 47/112 (41,96% nhiễm vi sinh) có thể gây ngộ độc thực phẩm, chủ yếu các nhóm thức ăn như bánh mỳ xíu, mỳ ngọt, kem, nước đá và thịt các loại; Số mẫu lý hóa không đạt 18/358 (5,02%), chủ yếu nhóm chã nhiễm hàn the, rượu nhiễm Ethanol ...vv
Một khó khắn thách thức lớn hiện nay là nhận thức và ý thức trách nhiệm của người sản xuất - chế biến - kinh doanh chưa cao, chưa tuân thủ các quy định của pháp luật, nhiều cơ sở chỉ vì lợi nhuận, mà cố tình kinh doanh hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, hàng không đảm bảo VSATTP xâm nhập, len lỏi vào thị trường ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.
Một số giải pháp tăng cường hiệu quả công tác quản lý an toàn thực phẩm.
- Tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức, thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm và ý thức trách nhiệm của người sản xuất, kinh doanh.
- Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm; kết hợp giữa kiểm tra, xử lý và thông tin, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về các cơ sở sản xuất kinh doanh vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm. Tăng cường phối hợp giữa các ngành, các địa phương để xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm (ngoài hình thức xử phạt bằng tiền có thể đình chỉ họat động kinh doanh các cửa hàng ăn uống, giết mổ gia súc gia cầm… tái phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm).
- Xây dựng và triển khai các Đề án đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc tại các bếp ăn tập thể khu công nghiệp trường học bán trú và các dịch vụ chế biến thực phẩm lưu đọng, tạo điều kiện cho các cơ sở có đủ điều kiện chấp hành các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, giám sát ô nhiễm sinh học và hoá chất tồn dư trong nông sản, động vật; phân tích cảnh bảo nguy cơ gây ô nhiễm thực phẩm. Chủ động phối hợp kiểm soát chất lượng vệ sinh an toàn sử dụng thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi, phân bón. Trước mắt thí điểm xây dựng vùng trồng rau an toàn và vùng chăn nuôi an toàn trên địa bàn tỉnh./.