Nhận biết thực phẩm nhiễm nấm mốc độc

Thứ sáu - 07/11/2014 02:54
(Kiến Thức) - Gia cầm khi ăn phải các thực phẩm mốc ảnh hưởng đến chất lượng sữa, thịt, đặc biệt là các bộ phận nội tạng như gan, thận.
Nhận biết thực phẩm nhiễm nấm mốc độc
Các nghiên cứu mới đây cho thấy, sữa của một số hãng nước ngoài có chứa chất aflatoxin B1, là chất gây ung thư đã được chứng minh. Tuy nhiên, điều này chưa được chú trọng ở nước ta. Thậm chí, nhiều nơi còn tận dụng thực phẩm bị mốc, bỏ đi để cho gà, lợn ăn. Vì thế, dù gia cầm nuôi sạch nhưng... vẫn bị nhiễm độc.
Độc vì tiếc thức ăn hỏng 
Vừa qua, ở Đức người ta phát hiện ở sữa chứa chất aflatoxin B1 có thể gâyung thư cao gấp hai lần mức cho phép. Các chất độc trong sữa cũng đã được phát hiện tại các cơ sở khác, tuy nhiên chỉ số không vượt mức cho phép. Bộ Nông nghiệp nước này cho rằng, nguyên nhân gây nhiễm độc là do bắp dùng làm thức ăn cho động vật đã bị nhiễm nấm mốc được nhập khẩu từ Serbia. Trong đó, có khoảng 3.500 trang trại nuôi heo, bò và gia cầm ở bang này và sáu bang khác đã được cung cấp một loại thức ăn gia súc có độc tố gây ung thư.
Bà Nguyễn Thị Lộc (Thanh Chương, Nghệ An) cho hay, gia đình bà nuôi khá nhiều gà, lợn... Ngoài thức ăn do gà thả ra tự tìm thì hằng ngày gia đình vẫn cho ăn thêm các thực phẩm như ngô, gạo, cơm nguội. Thỉnh thoảng các loại lạc, đậu hay gạo bị mốc, bà vẫn cho gà, lợn ăn vì tiếc của. Tuy nhiên, bà hoàn toàn không biết, gà lợn ăn các thực phẩm đó cũng bị bệnh. 
Theo PGS.TS Đỗ Quang Huy, Khoa Môi trường, Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội, gia cầm khi ăn phải các thực phẩm mốc ảnh hưởng đến chất lượng sữa, thịt, đặc biệt là các bộ phận nội tạng như gan, thận. Cụ thể, để chắc chắn sữa bị nhiễm aflatoxin từ thức ăn, người ta đã cho vào thức ăn của  chuột cái đang cho con bú chất aflatoxin B1 và đã tìm thấy chất này trong sữa. Ngoài ra, chất này cũng được tìm thấy trong nội tạng như mật, gan... 
Ngoài ra, qua thử nghiệm cũng cho thấy, việc chuyển hóa aflatoxin xảy ra rất nhanh trong động vật. Nếu cho bò cái ăn một lượng duy nhất hỗn hợp thức ăn chứa aflatoxin vào, thì phát hiện thấy có trong sữa sau 48 giờ. 4 ngày sau thì đã hết chất này. Tuy nhiên, trong nội tạng thì vẫn còn. Vì có aflatoxin trong sữa nên người ta đặt tên cho nó là aflatoxin M (tức là milk). 
Hạn chế ăn nội tạng gia cầm
Theo các chuyên gia, gia cầm ăn phải thực phẩm mốc có những nguy cơ mắc bệnh không khác gì con người như bị gầy yếu, xơ gan, nhiễm độc thận... Một trong những nguy cơ quái thai của gia cầm cũng chính là vì chất này. Khi con người ăn phải thực phẩm như sữa, trứng hoặc thịt gia cầm có chất aflatoxin B1 này, vô hình trung cũng bị nhiễm độc theo. 
"Ở một số địa phương nếu người nuôi thiếu hiểu biết lại cho gà ăn thực phẩm bị thải bỏ do nấm mốc thì không những không sạch mà đưa thêm độc vào người", ThS Nguyễn Thục Quyên, Công ty Cổ phần thực phẩm cho hay. 
Theo các chuyên gia, muốn phát hiện sữa, thịt gia cầm bị nhiễm độc cần có các máy phân tích sắc ký. Điều này người dân khó có thể thực hiện được. Vì thế, các cơ quan chức năng cần kiểm tra sát sao hơn vấn đề này. Đối với người dân, nên hạn chế ăn các nội tạng gia cầm như gan, thận... Bởi đây là nơi "tụ" các chất độc khi con vật nhiễm.  
 
Đặc biệt khi gia cầm bị nhiễm nấm độc, có thể có một số dấu hiệu giúp người dùng nhận biết để tránh mua phải. Cụ thể, gan lợn nhiễm độc aflatoxin có vân trắng đến hơi vàng. Gia cầm như gà, vịt bị rụng lông tơ, lông vũ, xuất huyết dưới da, gan to và có cảm giác trương lên... Đây là hiện tượng tế bào gan khổng lồ và nhân khổng lồ. 
 
"Để chứng minh aflatoxin là nguyên nhân gây ung thư gan, người ta đã tìm thấy chất này trong tế bào gan của người bị ung thư nguyên phát, trong máu hay nhau thai người bị nhiễm. Trong đó, qua theo dõi, cũng thấy có sự đột biến gen khiến nguy cơ tế bào chuyển thành ác tính".
ThS Nguyễn Thục Quyên
Hiền Dung
 

Nguồn tin: Kiến thức.net

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây