Ba "Nguyên nhân" mất An toàn vệ sinh thực phẩm.

Thứ sáu - 23/04/2010 22:38
Thứ nhất là từ phía nhà sản xuất-kinh doanh  

 

Vì lợi nhuận mà quên mất đạo đức kinh doanh. Họ cố tình tạo ra sản phẩm không an toàn: ví dụ sử dụng hóa chất phẩm màu ngoài danh mục quy định của bộ y tế  trong sản xuất,chế biến thực phẩm như melamine, Rhodamine B, Formon, hàn the.vv.. hoặc do điều kiện chủ quan của người sản xuất trong việc lạm dụng hóa chất trừ sâu diệt cỏ trong sản xuất, bảo quản, lưu thông hàng hóa. Và chính những sản phẩm này đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, trước mắt là ngộ độc cấp, và lâu dài gây ra nhiều bệnh mãn tính và  ảnh hưởng đến nòi giống của chúng ta.  

 

Thứ hai, về phía nhà quản lý:   

 

Có thể nói sự buông lỏng, sự  làm ngơ và cả sự chồng chéo về quản lý của nhiều cơ quan trong thời gian dài làm cho việc sản xuất kinh doanh thực phẩm bị càng mất an toàn hơn và càng khó kiểm soát hơn. Hiện nay chúng ta chưa có các chế tài thống nhất đủ mạnh để xử lý các trường hợp vi phạm. Chẳng hạn Nghi định số 128/2005/NĐ-CP của Chính phủ về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuỷ sản đối với "hành vi sử dụng các loại thuốc thú y, hóa chất, phụ gia chế biến bị cấm sử dụng, không được phép lưu hành ở VN hoặc sử dụng không đúng quy định của pháp luật thì bị phạt từ 3-5 triệu đồng. Trong khi đó Nghị định số 45/2005/NĐ-CP Chính phủ về việc xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế có cùng hành vi là sản xuất kinh doanh thực phẩm hoặc sản phẩm chế biến từ thịt gia cầm, gia súc, thuỷ sản, rau quả do bị bệnh, bị ngộ độc, chết không rõ hoặc bị ngâm tẩm trong các chất hóa học không được phép sử dụng thì mức phạt tiền là từ 10-15 triệu đồng.   

 

 Trong thời gian gần đây mặc dù chúng ta đã chú trọng tập trung vào việc thanh tra, kiểm tra chất lượng ATVSTP, và phát hiện không ít vụ vi phạm, nhưng hầu như các đoàn thanh tra ít quan tâm xử phạt, lí do vừa  thiếu chế tài nhưng đáng quan tâm hơn là do trách nhiệm của cán bộ chúng ta chưa cương quyết làm đến nơi đến chốn, ví dụ trong năm 2009 tại Quảng Trị ngoài đoàn thanh tra liên ngành cấp tỉnh, có 9 đoàn thanh tra liên ngành cấp huyện tổ chức thanh, kiểm tra ATVSTP, nhưng chỉ có thanh tra tỉnh và thành phố Đông hà có xử phạt , còn lại 8 huyện hầu như không có xử phạt mà chỉ kiểm tra nhắc nhở và cảnh cáo, càng làm cho các cơ sở XSKDTP chây lỳ, không tuân thủ thực hiện đúng các quy định của pháp luật.  

 

Một trong những nguyên nhân quan trọng khiến cho tình trạng vi phạm gia tăng đó là sự yếu kém trong công tác quản lý phát hiện của cán bộ làm công tác ATVSTP. Đối với Việt Nam chúng ta An toàn thực phẩm là một ngành mới, còn non trẻ. Hệ thống Chi cục ATVSTP tỉnh mới thành lập trong năm 2009, cán bộ thiếu một cách trầm trọng, đặc biệt chưa có cán bộ thanh tra chuyên ngành ATTP, mà phải dựa vào cán bộ thanh tra y tế để tổ chức các đợt thanh tra liên ngành và cũng chỉ tổ chức được 2-3 đợt trong năm, với mỗi đợt từ 7 – 10 ngày, còn lại 11 tháng trong năm chúng ta không tiến hành thanh, kiểm tra được.  

 

Đặc biệt nghiêm trọng hơn là khả năng phát hiện tình trạng mất ATVSTP của chúng ta hiện nay quá kém, do hệ thống labo xét nghiệm chưa được đầu tư, việc kiểm nghiệm phát hiện mất ATTP hiện nay chủ yếu dựa vào phòng xét nghiệm của TTYTDP tỉnh nhưng đây là phòng labo xét nghiệm phát hiện dịch bệnh và ở đây thì năng lực kiểm nghiệm cũng còn yếu và thiếu, nhiều mẫu kiểm nghiệm phải gửi việm kiểm nghiệm trung ương mới làm được.   

 

Nguyên nhân thứ 3 là từ chính người tiêu dùng:  Rõ ràng là người tiêu dùng quá dễ dãi trong việc lựa chọn đồ ăn, thức uống cho mình. Gọi là tự chuốc họa vào thân. Tâm lý mê rẻ, tâm lý nhìn bề ngoài bắt mắt làm cho chúg ta bỏ qua chất lượng của sản phẩm.                 

Tác giả bài viết: Băng Hiền

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây