Một số thói quen gây ra nguy cơ ngộ độc thực phẩm từ thức ăn đường phố

Thứ ba - 27/04/2010 21:47
Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đối với thức ăn đường phố luôn là vấn đề phức tạp. Trong đó, có những thói quen trong quá trình kinh doanh, chế biến, bảo quản thực phẩm là một trong những nguyên nhân gây ra ngộ độc thực phẩm nhưng rất ít được mọi người quan tâm.

1. Dùng giấy vệ sinh thay cho giấy ăn Để tiết kiệm chi phí trong các quán ăn nhỏ, nơi bán thức ăn vĩa hè thường dùng các cuộn giấy vệ sinh hoặc giấy tái chế làm giấy ăn cho khách hàng, việc làm đó chẵng những không hợp vệ sinh mà còn gây hại sức khỏe người sử dụng. Theo quy định thì giấy ăn phải là giấy được sản xuất từ các nguyên liệu lấy từ các nguồn gỗ, các loại cỏ, trúc sản xuất tuân theo quy trình nghiêm ngặt. Đặc biệt, tổng số vi khuẩn tồn tại trên giấy không quá 400 con/gram. Nhưng với giấy vệ sinh hoặc giấy tái chế được sản xuất từ việc tận dụng nguyên liệu thu hồi từ giấy in, giấy photo và quá trình tái chế sử dụng các hóa chất trong sản xuất và thường không kiểm tra về các tiêu chuẩn bắt buộc về vệ sinh của giấy ăn sau sản xuất. Vì vậy, khi dùng các giấy trên thay giấy ăn sẽ có nguy cơ nhiễm vào cơ thể các vi sinh vật gây bệnh và các và hóa chất độc hại vào cơ thể.

 

2. Dùng giấy báo bao gói thực phẩm Ở các chợ, trường học, các hàng rong thường dùng giấy báo làm giấy bao gói xôi, thịt, me, ổi …Tuy nhiên, để in báo trong mực in có chứa lượng chì, lượng chì này sẽ thôi nhiễm vào thực phẩm được bao gói trong giấy báo và tích lũy vào cơ thể. Ngoài ra, còn có nguy cơ nhiễm các bụi, vi khuẩn, ký sinh trùng gây bệnh bám vào giấy báo.

 

3. Dùng các đũa, đồ chứa đựng thực phẩm không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm Phần lớn các loại đũa dùng tại quán ăn là đũa gỗ sơn bóng hay đũa tre dùng một lần. Các loại đũa trên thường được sơn bằng sơn và vecni là những hợp chất hữu cơ rất dễ bị thôi nhiễm vào thức ăn. Ngoài ra, nguyên liệu làm các loại đũa trên là các loại gỗ non nên để tránh mối mọt thường được ngâm vào hóa chất bảo quản. Do tính tiện lợi khó vỡ, giá thành rẻ nên đồ nhựa là một trong những lựa chọn hàng đầu tại các quán ăn. Nhưng phần lớn nhựa không rõ nguồn gốc. Nên nguy cơ nhiễm thôi nhiễm các chất độc hại vào thực phẩm rất lớn.

 

4. Sử dụng hóa chất tẩy rữa không rõ nguồn gốc Với giá thành cực rẻ chỉ 4.000 – 5.000 đồng/lít nước rữa chén không có nhãn mác, không rõ nguồn gốc, thành phần pha chế, các kiểm tra về độ an toàn đang là sự lựa chọn của rất nhiều quán ăn. Nước rữa chén trên nếu được sử dụng để rữa các chén bát sẽ là con đường để các hóa chất độc hại vào cơ thể. Đồng thời với các quán ăn nhỏ, vĩa hè, lượng nước phục vụ cho việc rữa rất ít thì mức độ nguy hại càng cao hơn.

 

5. Bảo quản các loại thực phẩm không đúng quy định Một số sản phẩm như sữa, bia…là những sản phẩm rất dễ bị biến chất dưới tác dụng của nhiệt độ. Ngay các nhà sản xuất đã dùng các bao bì sẩm màu, hoặc bao bì tránh cho sản phẩm tiếp xúc trực tiếp ánh nắng và trên các nhãn thường yêu cầu nhiệt độ và điều kiện bảo quản nhưng do thiếu điều kiện cũng như hiểu biết nên phần lớn các quán ăn vĩa hè bảo quản không đúng quy định làm biến chất hoặc ảnh hưởng đến chất lượng thực phẩm.

Tác giả bài viết: Hồng Vân

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây