Nguồn lây nhiễm vi rút này cho con người được xác định là từ Lạc đà. Các động vật khác như dê, bò, cừu, trâu, lợn, các loài gia cầm đã được kiểm tra kháng thể đối với MERS-CoV nhưng không phát hiện thấy có kháng nguyên của vi rút này.
Việc tiêu thụ sản phẩm Lạc đà sống hoặc nấu chưa chín như sữa và thịt, ẩn chứa nguy cơ lây nhiễm cao với một loạt các sinh vật có thể gây bệnh cho con người.
sản phẩm Lạc đà sống hoặc nấu chưa chín có nguy cơ lây nhiễm MERS-CoV cao
Sản phẩm từ Lạc đà đã được nấu hoặc thanh trùng là an toàn cho người tiêu dùng, nhưng cũng phải được xử lý cẩn thận để tránh lây nhiễm chéo với các loại thực phẩm chưa nấu chín.
Những người có bệnh tiểu đường, suy thận, bệnh phổi mãn tính, suy giảm miễn dịch được coi là có nguy cơ cao với việc nhiễm MERS-CoV. Vì vậy, những người này càng cần cẩn thận trong việc ăn thịt, sữa của lạc đà đúng cách.
Thực hiện các biện pháp an toàn thực phẩm, bao gồm không ăn thịt chưa nấu chín hoặc thức ăn được chuẩn bị trong điều kiện mất vệ sinh, rửa kỹ các loại trái cây và rau quả trước khi ăn; và duy trì vệ sinh cá nhân.
MERS-CoV là một bệnh viêm đường hô hấp cấp do vi rút. Tác nhân gây bệnh là vi rút thuộc nhóm coronavirus (CoV) được mô tả lần đầu tiên vào tháng 9 năm 2012 tại Ả Rập Xê út và được gọi là vi rút corona gây hội chứng viêm đường hô hấp ở Trung Đông (MERS-CoV).
Phần lớn bệnh nhân nhiễm MERS-CoV thường có biểu hiện nhiễm trùng đường hô hấp cấp gồm sốt trên 38°C, ho, khó thở, có tổn thương nhu mô phổi (viêm phổi hoặc hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển) dựa trên lâm sàng hoặc hình ảnh XQ tổn thương phổi ở các mức độ khác nhau và kèm theo có hội chứng suy thận cấp.
Hiện nay chưa có thuốc điều trị và vắc xin dự phòng MERS-CoV. Các phương pháp điều trị hiện nay vẫn là điều trị như đối với bệnh viêm đường hô hấp cấp và điều trị tích cực.
Thanh Loan
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn