Trong những năm gần đây, tại tỉnh Quảng Trị đã xảy ra nhiều vụ ngộ độc thực phẩm tại các bếp ăn tập thể, tiệc cưới hỏi, ma chay. Đặc biệt trong tháng 10 năm 2013 đã xảy ra sự cố an toàn thực phẩm tại huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị: Đây là vụ ngộ độc xảy ra trong hoàn cảnh sau cơn bảo, trong lúc mọi người tập trung khắc phục hậu quả bảo lụt, các dịch vụ ăn uống công cộng chưa hoạt động trở lại sau cơn bảo. Trong khi đó cơ sở bánh mỳ Quang trung đã sản xuất, chế biến nhiều bánh mỳ trước thời điểm bảo xảy ra, nhưng không bán được, sau bảo do thiếu thức ăn, nhiều người mua bánh mỳ đã được chế biến ngày hôm trước làm thức ăn, hậu quả đã gây nên ngộ độc hàng loạt, với 382 người mắc. Bên cạnh việc khắc phục hậu quả bảo lụt, thì công tác xử lý cấp cứu ngộ độc hàng loạt trên địa bàn miền núi, càng khó khăn hơn.
Tuy nhiên, được sự chỉ đạo của UBND tỉnh và sự phối hợp của các ban ngành liên quan, ngành Y tế đã triển khai kịp thời cấp cứu thu dung bệnh nhân điều trị không để xảy ra tử vong và có phương án điều tra, phát hiện sớm nguyên nhân, ngăn chặn sự lây lan dịch bệnh.
1.Tóm tắt
Sự cố An toàn thực phẩm xảy vào thời điểm ngay sau cơn bảo số 13 vừa tan, với tổng số 382 người bị ngộ độc do ăn bánh mỳ và được điều trị cấp cứu tại bệnh viện Hướng Hóa. Bên cạnh việc tiếp nhận, xử lý cấp cứu bệnh nhân, Công tác điều tra phòng chống sự lây lan của dịch bệnh đã được tiến hành một cách khẩn trương. Kết quả chỉ trong 3 ngày đã xác định nguyên nhân chính gây ngộ độc là vi khuẩn Samonella ( Vi khuẩn thương hàn) và toàn bộ bệnh nhân được cấp cứu kịp thời, không để xẩy ra tai biến.
1.1 Tổ chức tiếp nhận điều trị cấp cứu bệnh nhân ngộ độc:
Toàn bộ 382 ca ngộ độc thực phẩm đều được thu dung điều trị tại bệnh viện Huyện Hướng Hóa, trong đó có 18 bệnh nhân nặng chuyển Bệnh viện tỉnh.
Quá trình tiếp nhận điều trị bệnh nhân tại bệnh viện huyện đã được Sở Y tế trực tiếp chỉ đạo và tăng cường thêm 12 cán bộ bệnh viện tỉnh cùng với 50 cán bộ tại bệnh viện trực tiếp than gia điều trị cấp cứu bệnh nhân.
Bệnh viện huyện chỉ có 80 giường bệnh, nhưng hoàn toàn chủ động điều hành xử lý cấp cứu bệnh nhân, huy động tối đa lực lượng cán bộ, thuốc men của bệnh viện tổ chức thu dung cấp cứu bệnh nhân, Bệnh viện chủ động bố trí tất cả gường bệnh của tất cả các khoa lâm sàng, kể cả khu văn phòng làm việc và tất cả các khu hành lang của bệnh viện. Đồng thời thu gom toàn bộ dịch chuyền hiện có, tất cả tủ thuốc trực và kho dược của bệnh viện để cấp cứu số lượng lớn bệnh nhân ngộ độc, đồng thời lập. Trong quá trình tiếp nhận bệnh nhân, cán bộ y tế chủ động phân loại và quan tâm theo dỏi chuyền dịch cho tất cả bệnh nhân nặng không để xẩy ra tai biến do dịch chuyền. Vì vậy tất cả bệnh nhân đều được xử trí kịp thời, không để xẩy ra tử vong và tai biến.
1.2 Công tác điều tra dịch tể tìm căn nguyên gây bệnh, khống chế sự lây lan của dịch bệnh.
Sau khi nhận được thông tin có những ca ngộ độc đầu tiên do ăn bánh mỳ, Ngành Y tế (Chi cục an toàn thực phẩm, Trung tâm Y tế Hướng Hóa) đã phối hợp với lực lượng Công an huyện, Quản lý thị trường thành lập đoàn liên ngành tiến hành thanh tra và đình chỉ sản xuất kinh doanh cơ sở gây ngộ độc và lấy mẫu thực phẩm kiểm nghiệm tìm nguyên nhân.
Kết quả điều tra hầu hết bệnh nhân có triệu chứng biểu hiện choáng, Sốt, đau bụng, buồn nôn, nôn, tiêu chảy nhiều lần phân lỏng và có thời gian ủ bệnh từ 6 đến 24 giờ sau khi ăn bánh mỳ. Căn cứ các triệu chứng lâm sàng và thời gian ủ bệnh Ngành Y tế đã chỉ định yêu cầu kiểm nghiệm 2 chỉ tiêu có thể gây bệnh chính đó là: Stapphylococus aureus và vi khuẩn thương hàn Samonella. Kết quả chỉ sau 3 ngày nuôi cấy tìm vi khuẩn đã xác định nguyên nhân chính gây ngộ độc là vi khuẩn Samonella ( Vi khuẩn thương hàn).
Từ thực tiễn xử lý sự cố an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, chúng tôi rút ra một số bài học kinh nghiệm sau:
2.Những bài học kinh nghiệm
2.1. Phải có phương án thu dung, xử trí cấp cứu bệnh nhân ngộ độc thực phẩm như các tình huống khẩn của sự cố thảm họa thiên tại, cháy nổ…vv
2.1.1 Phương án tiếp nhận, xữ trí, cấp cứu các tình huống khẩn cấp:
Không phải khi nào có ngộ độc mới lập phương án mà tất cả các bệnh viện tỉnh huyện đều phải có “Phương án tiếp nhận, xữ trí, cấp cứu các tình huống khẩn cấp” Phương án có thể xây dựng chung cho tất cả tình huống sự cố thảm họa thiên tai, tai nạm thương tích, ngộ độc hàng loạt….vv.
Sở y tế cũng phải có phương án phòng chóng thảm họa thiên tai, xử trí ngộ độc hàng loạt, trong đó cần quan tâm cơ chế điều hành huy động nhân lực, thuốc men tăng cường cho bệnh viện nơi xẩy ra sự cố.
Việc xây dựng phương án cần phải chi tiết và cụ thể cả về cơ chế điều hành, huy động và sử dụng lực lượng, cơ số thuốc men, phương tiện trang bị và lựa chọn một khu vực để thu dung phân loại; cần có sự chuẩn bị trước, nên trong quá trình xử trí tình huống không bị lúng túng, tiến hành nhanh gọn, kịp thời và có hiệu quả.
Khi xây dựng phương án, đối với bệnh viện huyện dưới 100 gường bệnh vấn đề phải chú ý nhiều nhất là sử dụng lực lượng sao cho phù hợp. Theo chúng tôi, có thể phân theo mức độ số người bị nạn: với số lượng từ 50 bệnh nhân trở xuống có thể chỉ cần sử dụng lực lượng kíp trực nếu vào giờ nghỉ; với số lượng từ trên 50 đến 100 bệnh nhân thì huy động toàn bộ lực lượng cán bộ của bênh viện và sử dụng toàn bộ cơ số thuốc men hiện có tại bênh viện; Với số lượng bệnh nhân lớn hơn 100 bệnh nhân, cần phải có sự điều động lực lượng các bệnh viện khu vực bệnh viện tỉnh xuống hỗ trợ. Khi tình huống khẩn cấp xảy ra vào giờ hành chính thì đương nhiên toàn thể bệnh viện phải được huy động vào việc thực hiện nhiệm vụ này, tuy nhiên nhiều sự cố xẩy ra ngoài giờ hành chính, mà tại bệnh viện chỉ có kíp trực, vì vậy khi xây dựng phương án huy động lực lượng thông qua điện thoại đường dây nóng.
2.1.2 Vai trò người chỉ huy: Giám đốc bệnh viện, trực lãnh đạo .
Khi có số lượng lớn người bị bệnh đến cùng một lúc, người chỉ huy phải hết sức bình tĩnh, tập trung nhân lực cho khâu phân loại để phân loại kịp thời và có chất lượng. Đây là vấn đề khó nhất trong thu dung cứu chữa người bị thương, bị bệnh hàng loạt với số lượng lớn. Nếu số lượng bệnh nhân quá nhiều, thì nên tổ chức nhiều tổ phân loại sẽ phân loại nhanh, giúp cho việc tổ chức điều trị sớm và có hiệu quả.
Trong quá trình phân loại, bộ phận tiếp đón phân loại ngoài nhiệm vụ phân loại và vận chuyển bệnh nhân nặng vào cấp cứu tại các khoa lâm sàng, còn có nhiệm vụ điều trị ngay cho những bệnh nhân nhẹ tại khu vực phân loại.
2.1.3 Thường xuyên ra soát bổ sung hoàn thiện các phương án xử trí cấp cứu.
Thường xuyên ra soát bổ sung hoàn thiện các phương án xử trí thu dung, cứu chữa người bị bệnh hàng loạt để có phương án hoàn thiện nhất, đáp ứng tốt nhất khi có tình huống xảy ra. Đây cũng là một bài học kinh nghiệm hết sức cần thiết đối với việc xử trí các tình huống có hàng loạt người bị thương, bị bệnh với số lượng lớn. Bởi vì khi xây dựng phương án, đó mới chỉ là phương án mang tính lý thuyết. Muốn đánh giá phương án đó đạt yêu cầu chưa thì phải được thông qua kiểm nghiệm thực tế. Chính vì vậy, mỗi lần xử trí sẽ là một lần hoàn thiện phương án, điều chỉnh lại phương án cho phù hợp nhất và chắc chắn khi có tình huống sẽ không bị động, chất lượng tổ chức cứu chữa sẽ tốt lên về mọi mặt.
Trong quá trình hoàn thiện các phương án, phải chú trọng đến việc xắp xếp bố trí dây truyền công năng của bệnh viện khi phải tiếp nhận xử trí số lượng lớn người bệnh trong một thời gian ngắn. Chú ý đến việc bố trí khu vực thu dung phân loại, sau đó tính đến việc sử dụng lực lượng, phương tiện hiện có tại chỗ để tránh lãng phí. Vì lực lượng và phương tiện chỉ phục vụ trong phạm vi nhất thời, nếu mua để đó và chỉ dùng khi có tình huống là không cần thiết; song riêng với cơ số thuốc thì phải luôn luôn cập nhật để bảo đảm tính hiệu quả trong sử dụng.
2.2.Tổ chức thực hiện tốt quy trình điều tra, xác định nguyên nhân gây ngộ độc
Cần tổ chức thực hiện nghiêm túc quy chế điều tra vụ ngộ độc đã được Bộ Y tế ban hành, Trong đó cần chú ý Quy trình tiếp nhận, kiểm tra và xữ lý thông tin nhanh, chính xác và kịp thời, góp phần tổ chức điều tra thực địa có hiệu quả.
Việc tổ chức điều tra thực địa cần tiến hành song hành 2 nhiệm vụ: đó là tổ chức điều tra người bị ngộ độc tại bệnh viện, tại nhà và những người liên quan, đồng thời tiến hành điều tra cơ sở chế biến thực phẩm gây ngộ độc.
Việc tổ chức điều tra thực địa nên có sự phối hợp lực lượng Công an và các ngành liên quan ngay từ ban đầu để có thể phát hiện và loại trừ những hành vi cố ý gây ngộ độc.
Đối với vụ ngộ độc này, bài học kinh nghiệm quan trong nhất đó là thông tin nhanh và xử lý kịp thời: Ngay sau khi nhận được thông tin có những ca ngộ độc đầu tiên, cán bộ y tế kịp thời điều tra khai thác tìm ra cơ sở nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm là cơ sở sản xuất bánh mỳ Quang Trung. Từ đó tổ chức tiến hành lấy mẫu thực phẩm xét nghiệm tìm căn nguyên, đồng thời đình chỉ không cho kinh doanh. Ngăn chặn sự gia tăng và lây lan mầm bệnh.
2.3. Có sự phối hợp hiệp đồng chặt chẽ giữa các ngành dưới sự điều hành của chính quyền các cấp.
Đối với ngộ độc thực phẩm, thì vai trò tham mưu của ngành Y tế hết sức quan trọng trong việc tổ chức triển khai xử trí cấp cứu bệnh nhân. Tuy nhiên cần có sự tham gia phối hợp của nhiều ban ngành trong công tác xử lý sự cố an toàn thực phẩm. Trong đó cần có sự tham gia của lực lượng Công An, Quản lý thị trường, Nông Nghiệp và Công thương. Đặc biệt lực lượng Công an và Quản lý thị trường đã phối hợp chặt chẽ với ngành Y tế trong công tác điều tra xử lý các tình huống có thể xẩy ra.
2.4. Thực hiện nghiêm túc xữ phạt hành chính đối với những cơ sở, cá nhân có hành vi vi phạm an toàn thực phẩm để xảy ra ngộ độc: Mọi hành vi vi phạm về an toàn thực phẩm cần phải được xử lý, đặc biệt đối với những hành vi để xảy ra ngộ ngộ thực phẩm hàng loạt, cần phải xử phạt và được công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm giáo dục và răn đe.
2.5. Cần công khai thông tin về sự cố an toàn thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm giúp người dân biết và đề phòng.
Qua sự cố này, chúng tôi càng nhận thấy báo chí có vai trò quan trọng trong cập nhật liên tục thông tin chuyển tải đến người tiêu dùng, kịp thời hướng dẫn người tiêu dùng lựa chọn thực phẩm an toàn và tẩy chay những sản phẩm không an toàn. Sự vào cuộc tích cực của cơ quan báo chí với liều lượng phù hợp và thông tin chính xác giúp cho việc xử lý sự cố về an toàn thực phẩm được đẩy nhanh hơn và quan trọng hơn là giúp cho những nhà quản lý sớm có thông tin, kịp thời xử lý tình huống. Đảm bảo được là quyền lợi của người tiêu dùng và bảo vệ nhà sản xuất, kinh doanh nghiêm túc.
2.6 Vai trò điều hành của chính quyền các cấp
UBND các cấp, đặc UBND cấp huyện, thị xã, thành phố và cấp phường xã nơi xẩy ra sự cố, phải tham gia trực tiếp chỉ đạo điều hành tổ chức thực hiện trong việc huy động lực lượng tham gia xử lý các sự cố như việc ứng phó tình trạng khẩn cấp và tham gia việc xữ lý các hành vi vi phạm pháp luật theo quy định