Bác sĩ khuyến cáo khi thực phẩm đã có dấu hiệu nấm mốc phải vứt bỏ, không nên tiếp tục sử dụng. Các loại nấm mốc, vi khuẩn này sẽ không chết dù nấu kỹ. Cạo hay rửa bằng nước có thể không còn nhìn thấy vết nấm mốc nhưng độc tố đã ngấm sâu vào bên trong thực phẩm. Phơi dưới ánh nắng mặt trời cũng không thể loại bỏ hết, chúng chỉ có tác dụng hút bớt độ ẩm và làm khô thực phẩm.
Bánh chưng bị mốc
Thời tiết ẩm, nồm, nóng ngày Tết khiến cho bánh chưng dễ bị mốc. Nhiều người chỉ loại bỏ một phần bánh bị mốc rồi tiếp tục cho vào tủ lạnh để ăn dần. Tuy nhiên, độc tố vẫn nằm sâu bên trong và không thể nhìn thấy bằng mắt thường.
Ăn bánh chưng bị mốc dễ bị nhiễm độc tố aflatoxin gây ung thư gan, dạ dày. Độc tố này không thể loại bỏ được bằng nhiệt độ và có thể tích lũy trong cơ thể.
Ngoài ra, ăn bánh chưng bị mốc còn gây ngộ độc, nhất là trẻ em.
Rau, củ, quả để lâu ngày
Ngày Tết, mọi người có thói quen dự trữ rau, củ, quả trong tủ lạnh để dùng. Bảo quản không đúng cách hoặc quá lâu sẽ khiến cho thực phẩm dễ bị hỏng do thối, mốc và sinh ra nhiều độc tố.
Sau tết nhiều rau, củ bị mọc mầm cần loại bỏ như tỏi, khoai tây. Nguyên nhân mọc mầm của hành tỏi thường là do bị ẩm.
Đồ ăn dư thừa
Thực phẩm dư thừa nên để vào hộp đậy kín cho vào ngăn mát tủ lạnh. Món ăn chín đặt ở ngăn phía trên, đồ sống ở ngăn dưới. Không nên sử dụng thức ăn dư thừa nếu để trong tủ lạnh quá ba ngày.
Thức ăn hâm nhiều lần làm mất các vi lượng, khoáng chất, tăng hàm lượng muối, tăng nguy cơ biến chất của đạm, nên hạn chế sử dụng. Khi ăn chỉ múc ra một lượng nhỏ vừa đủ dùng, không đổ thực phẩm thừa trở lại nồi.
Nguồn tin: Vnexpress.net
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn