Hiện nay tình hình dịch cúm A (H5N1) ở Việt Nam và cúm A(H7N9) ở Trung Quốc diễn biến khá phức tạp. Về Cúm A (H5N1), từ đầu năm đến nay, toàn quốc đã ghi nhận các ổ dịch cúm gia cầm H5N1 tại 16 xã, phường của 5 tỉnh gồm: Khánh Hoà, Tây Ninh, Điện Biên, Kiên Giang và Đồng Tháp làm trên 30 ngàn con gia cầm mắc bệnh, chết và phải tiêu huỷ. Ngoài ra, ổ dịch cúm gia cầm H5N1 cũng được phát hiện trên 177 con chim trỉ nuôi tại Châu Thành (Tiền Giang) và trên 4.000 con chim yến tại Phan Rang, Tháp Chàm (Ninh Thuận) cũng được phát hiện và xử lý kịp thời. Ở trên người cũng ghi nhận 1 trường hợp cháu bé tử vong ở tỉnh Đồng Tháp do cúm A (H5N1) được cho là lây từ gia cầm bệnh. Tại Quảng Trị, từ tháng 2/2013 đến nay, đã xảy ra dịch cúm gia cầm tại 4 xã, phường thuộc huyện Vĩnh Linh và thị xã Quảng Trị, mới nhất là tại thôn Diên Khánh, xã Hải Dương (Hải Lăng) vào ngày 11/4/2013. Chưa ghi nhận ca bệnh trên người.
Đối với cúm A (H7N9), là một trong những phân typs của vi rút thường chỉ lưu hành trên loài chim. Từ trước đến nay thế giới chưa ghi nhận ca cúm A (H7N9) trên người. Tuy nhiên, hiện nay các ca nhiễm cúm A (H7N9) trên người đã phát hiện ở Trung Quốc. Theo thông báo của WTO, tính đến ngày 16/4/2013, Trung Quốc đã phát hiện 63 trường hợp nhiễm cúm A (H7N9), trong đó có 14 ca tử vong. Hiện tại, Việt Nam chưa phát hiện ca bệnh cúm A (H7N9) trên người cũng như trên gia cầm. Tuy nhiên, nhận định về tình hình dịch cúm A (H7N9) cho thấy, dịch có nguy cơ xâm nhập, lan truyền và bùng phát rất cao ở nước ta do: Chủng virut mới cúm A (H7N9) gây bệnh cho người, có nguồn gốc gen từ virut cúm gia cầm. Tình hình dịch tại Trung Quốc liên tục gia tăng, diễn biến phức tạp, rãi rác tại nhiều tỉnh gây khó khăn trong việc kiểm soát sự lan truyền và khống chế dịch. Đặc biệt, virut cúm A dễ biến đổi, thích nghi cao của chủng vi rút cúm A (H7N9), nguy cơ lây nhiễm từ người sang người có thể xảy ra. Vấn đề vận chuyển, nhập lậu gia cầm qua biên giới hết sức phức tạp, khó có khả năng ngăn chặn. Việc giao lưu, đi lại của người dân giữa các quốc gia là rất lớn, trong khi cộng đồng chưa có miễn dịch.
- Thưa đồng chí, trước những diễn biến phức tạp của tình hình dịch cúm, ngành đã triển khai biện pháp gì để phòng chống dịch?
Trên cơ sở các văn bản chỉ đạo của Bộ Y tế, UBND tỉnh, Sở Y tế đã có công văn số 2009/SYT-NVY ngày 8/4/2013 về việc triển khai công tá phòng chống cúm A (H7N9) trên người. Đồng thời, Sở Y tế cũng chủ động tổ chức họp BCĐ ngành triển khai công tác phòng chống dịch cúm vào ngày 15/4/2013. Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh cũng đã triển khai các hoạt động cụ thể như thành lập các tổ cơ động thường trực phòng chống dịch và thiên tai thảm hoạ năm 2013, có 2 tổ với 7 người /tổ được trang bị kiến thức, các phương tiên để tham gia cơ động xử lý phòng chống dịch. Phối hợp chặt chẽ với Chi cục Thú y trong công tác thông tin, tham gia giám sát người tiếp xúc, hướng dẫn người dân các biện pháp phòng chống dịch cúm A(H5N1) ở các địa phương có cúm A (H5N1) trên gia cầm. Bên cạnh đó, Trung tâm Y tế dự phòng đã có văn bản chỉ đạo chuyên môn về phòng chống cúm A(H7N9) gửi Trung tâm y tế tuyến huyện. Xây dựng kế hoạch hành động phòng chống dịch cúm A (H7N9) trên người cho hệ thống y tế dự phòng, các hoạt động phòng chống dịch cúm A (H7N9) đã được triển khai thực hiện theo các tình huống cụ thể, đó là chưa có trường hợp bệnh trên người; có trường hợp nhiễm cúm A (H7N9) trên người nhưng chưa phát hiện lây lan từ người sang người; phát hiện có trường hợp nhiễm cúm A (H7N9) lây từ người sang người nhưng ở phạm vi hẹp hoặc những ca đơn lẻ; dịch bùng phát ra cộng đồng.
- Để công tác phòng chống dịch cúm A(H5N1) và cúm A (H7N9) được thực hiện tốt, đề nghị của ngành là gì, thưa đồng chí?
Hiện nay, tỉnh ta đang ở tình huống 1, tức là chưa ghi nhận trường hợp bệnh trên người. Để công tác phòng chống dịch thực hiện tốt, các đơn vị y tế, ngành Nông nghiệp &PTNT xây dựng kế hoạch cụ thể, chi tiết về phòng chống dịch. Theo đó, Sở Y tế sẽ tăng cường công tác giám sát các trường hợp viêm đường hô hấp cấp tính không rõ nguyên nhân, giám sát và đo thân nhiệt khách nước ngoài đến Việt Nam, đặc biệt là du khách từ Trung Quốc đến. Kiện toàn và có phương án tại các đơn vị điều trị để sẵn sàng thu dung điều trị bệnh nhân. Tổ chức tập huấn về chẩn đoán, điều trị bệnh cúm A (H7N9), giám sát, dự phòng xử lý ổ dịch cúm A theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền kịp thời cung cấp thông tin để người dân không hoang mang, lo lắng, thực hiện tốt các biện pháp phòng bệnh. Kiện toàn các đội chống dịch cơ động, tỏ chức thường trực phòng, chống dịch tại các tuyến. Chuẩn bị sẵn sàng kinh phí, vật tư, hoá chất, phương tiên, kịp thời triển khai các biện pháp phòng chống dịch khi có dịch xảy ra. Tổ chức các đợt kiểm tra, giám sát, hướng dẫn tại các tuyến. Đề nghị cơ quan thú y tăng cường giám sát phát hiện các ổ dịch cúm trên gia cầm và phối hợp chặt chẽ với y tế trong quá trình xử lý ổ dịch nhằm hạn chế thấp nhất sự lây lan sáng người, tổ chức tiêm vacxin cho gia cầm. Hải quan, Biên phòng, Quản lý thị trường tăng cường kiểm tra ngăn chặn nhập lậu gia cầm, chim hoang dã vào Việt Nam, buôn bán vận chuyển gia cầm không rõ nguồn gốc. Các cơ quan thông tin, báo chí phối hợp với ngành Y tế tăng cường tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng giúp người dân nâng cao nhận thức về dịch cúm và chủ động trong phòng, chống dịch bệnh, đặc bệt các thông điệp cần sớm được phát trên báo Quảng Trị, Đài PTTH tỉnh...
- Ngành có khuyến cáo gì với người dân trong công tác phòng chống dịch cúm A?
Cúm A(H7N9) là bệnh cúm có khả năng lây từ gia cầm sang người qua đường hô hấp, hiện chưa có vắc xin phòng bệnh và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Để chủ động phòng, chống cúm A(H7N9) mọi người thực hiện các khuyến cáo sau:
- Thường xuyên rửa tay với xà phòng. Thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, nơi ở thông thoáng, hạn chế tiếp xúc với người bệnh.
- Không sử dụng gia cầm, sản phẩm của gia cầm không rõ nguồn gốc. Đảm bảo an toàn thực phẩm.
- Khi phát hiện có gia cầm ốm, chết phải báo ngay cho chính quyền địa phương và đơn vị thú y trên địa bàn.
- Khi có các biểu hiện cúm như: sốt, ho, đau ngực, khó thở cần đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn, khám, điều trị kịp thời.
- Người trở về nước từ khu vực có bệnh phải áp dụng các biện pháp phòng bệnh, khai báo tình trạng sức khỏe cho cơ quan y tế địa phương để được theo dõi sức khỏe.
Xin cám ơn đồng chí!
Tác giả bài viết: Phan Thanh Hải (Thực hiện)
Nguồn tin: dohquangtri.gov.vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn