Thực phẩm bẩn Trung Quốc: Ăn gì cũng sợ

Thứ ba - 15/04/2014 22:58
Gần đây, rất nhiều vụ việc bê bối về an toàn vệ sinh thực phẩm Trung Quốc xảy ra khiến cả người dân trong nước lẫn nước ngoài không khỏi hoang mang lo lắng.
Chân gà Trung Quốc nhập lậu tẩm hóa chất

Vào ngày 10/7/2013 giới quan chức Trung Quốc đã phát hiện một vụ bê bối thực phẩm liên quan đến chân gà khiến người dân Trung Quốc vô cùng hoang mang, lo lắng về các sản phẩm đông lạnh suốt nửa thế kỉ qua.

Cảnh sát tại Nam Ninh, thuộc khu tự trị Quảng Tây phía Nam Trung Quốc cho biết, họ đã tịch thu hơn 20 tấn chân gà quá hạn sử dụng từ một kho thịt đông lạnh. Trong đó có một số chân gà ướp lạnh suốt 46 năm qua, khiến cộng đồng vô cùng bức xúc.

Chân gà Trung Quốc ngậm hóa chất

Hầu hết số chân gà này được nhập lậu từ nước ngoài qua đường biên giới thuộc tỉnh Quảng Tây như Phòng Thành Cảng, phó giám đốc an ninh công cộng trực thuộc văn phòng công an tỉnh Phòng Thành Cảng, ông Li Jianmin cho biết: "Một số doanh nghiệp nhập khẩu trái phép thực phẩm đông lạnh như chân gà, sau đó đem xử lí tại các xưởng chế biến địa phương hoặc nhà máy nhỏ trước khi phân phối sản phẩm ra thị trường."

Ông cũng cho biết thêm, hàng hóa nhập lậu chứa rất nhiều vi khuẩn, các doanh nghiệp nhập khẩu thường ngâm chúng trong dung dịch độc hại hydrogen peroxide, một loại phụ phẩm gây nghiện bị cấm trên toàn quốc, nhằm tái tạo hương vị chân gà và tăng hạn sử dụng.

Thanh tra viên thuộc Cục kiểm tra xuất nhập cảnh và kiểm dịch trao đổi với Tân Hoa Xã rằng, mầm bệnh có thể ẩn chứa trong các loại thực phẩm đông lạnh này gồm chủng H7N9, vì vi khuẩn có thể sống trong một thời gian dài ở nhiệt độ thấp.

Theo thống kê chính thức, từ tháng 7 năm 2012, cảnh sát Phòng Thành Cảng đã phá vỡ 7 đường dây liên quan đến vấn đề nhập lậu chân gà với tổng giá trị lên đến 20 triệu nhân dân tệ (tương đương với 3,3 triệu đô la).

Cảnh sát Phòng Thành Cảng và nhiều thành phố khác tại Quảng Tây đều tiến hành thiết chặt kiểm soát đối với các loại hàng hóa nhập khẩu, đồng thời tăng cường kiểm tra kiểm dịch để tránh trường hợp tương tự xảy ra.

Giáo sư Liu Xiaoling thuộc khoa Công nghệ thực phẩm và Công nghiệp nhẹ tại đại học Quảng Tây cho biết, vụ việc này không chỉ liên quan đến vấn đề chất lượng thực phẩm, vì vậy chính phủ cần có biện pháp nghiêm ngặt tại chỗ để tránh các vấn đề về y tế có thể xảy ra.

Gạo Trung Quốc nhiễm kim loại nặng

Vụ việc gạo nhiễm kim loại nặng được phát hiện vào ngày 21/5/2013 tại ba nhà máy gạo tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc vì nhiễm độc chất cadmium. Theo quyết định của chính quyền quận, ba nhà máy thuộc địa hạt Youcian tỉnh Chu Châu bị thu hồi sản phẩm và tạm ngừng hoạt động. Mẫu gạo nhiễm độ đã được gửi đến cơ quan kiểm tra chất lượng tỉnh để kiểm tra thêm. Chính quyền cho biết, các nhà máy đều hoạt động hợp pháp, còn gạo nhiễm độc lại được thu mua từ những nông dân tại địa phương.

Gạo Trung Quốc nhiễm kim loại nặng

Một cuộc kiểm tra an toàn thực phẩm được tiến hành trong quý I năm 2013 cho thấy, 44,4% lượng gạo và các sản phẩm từ gạo thuộc thành phố Quảng Châu, phía Nam tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc chứa lượng cadmium quá mức cho phép, một hóa chất gây ung thư. Bên cạnh đó, 8 mẫu trong số 18 lô gạo và các sản phẩm từ gạo cho kết quả dương tính với độc chất cadmium.

Các chuyên gia cho rằng, đất trồng lúa ở một số nơi đã bị nhiễm kim loại nặng dẫn đến ô nhiễm nước công nghiệp. Các thành phố công nghiệp Chu Châu và Hành Dương đều nằm dọc theo sông Xiangjiang tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc.

Một nhà khoa học chuyên nghiên cứu các mẫu đất thuộc Bộ Nông Nghiệp cho rằng, chính phủ cần thiết lập một hệ thống giám sát và cảnh báo sớm về các vùng đất bị ô nhiễm nhằm tìm cách ngăn ngừa kịp thời. Bên cạnh đó, cũng cần có luật kiểm soát việc ô nhiễm đất đai.

Các chuyên gia cũng cảnh báo, phân bón và thuốc trừ sâu cũng là nguyên nhân làm cho đất nhiễm kim loại nặng, vì vậy việc sử dụng hóa chất trong nông nghiệp nên hạn chế hoặc xóa bỏ hoàn toàn.

Rượu Trung Quốc chứa chất hóa dẻo vượt mức cho phép

Vào ngày 21/11/2013 cơ quan giám sát chất lượng địa phương Trung Quốc cũng cho hay, theo điều tra một số loại rượu trong nước chứa lượng chất hóa dẻo vượt mức cho phép.Rượu Jiugui đã bị dỡ khỏi kệ hàng tại một số siêu thị.

Theo các chuyên gia nhận định, sử dụng chất hóa dẻo sẽ làm cho chất lỏng đặc hơn, tuy nhiên rượu không cần yếu tố này. Độc chất này có thể gây ra các vấn đề sinh dục ở nam giới cũng như gây tổn thương đường tiêu hóa và hệ miễm dịch.

Một giáo sư phân tích, lượng chất dẻo quá mức trong rượu có thể do hai nguyên nhân. Một là do hóa chất bị rò rỉ từ ống PVC hoặc tàu thuyền khi tích trữ, vận chuyển sản phẩm, mặt khác cũng có thể do hương liệu tinh dầu trong sản phẩm.

Hiệp hội đồ uống có cồn Trung Quốc cũng cho hay, các xét nghiệm rượu Trung Quốc trên quy mô rộng cho thấy, hầu hết các loại rượu đều chứa chất hóa dẻo ở mức trung bình 0,537 mg/kg. Các loại rượu cao cấp có hàm lượng thấp hơn.

Các nhà sản xuất cũng được kêu gọi xác định nguyên nhân và tìm các biện pháp khắc phục cần thiết như: cải tiến thiết bị chế biến, thay đổi vật liệu đóng gói hoặc sửa chữa hệ thống sản xuất để đảm bảo an toàn cho sản phẩm.

Vụ bê bối về chất dẻo trong thực phẩm lần đầu tiên được phát hiện tại Đài Loan. Trong năm 2011, chính quyền Đài Loan đã phát hiện chất dẻo độc hại trong các phụ phẩm sản xuất nước giải khát, trà và các thực phẩm chức năng trong gần 1000 sản phẩm do 300 công ty sản xuất.

Một số chuyên gia cho biết, độc tính của hóa chất dẻo còn nguy hại hơn nhiều so với độc chất gây tổn thương hệ sinh dục, bàng quang hoặc sỏi thận như melamine.

Sản xuất giá đỗ tiêm chất kích thích

Theo chính quyền địa phương cho biết, 7 người đã bị cáo buộc tội sản xuất đỗ độc hại tại tỉnh Giang Tây phía đông Trung Quốc vào 26/4/2013 vừa qua. Theo viện kiểm sát thành phố cho biết, các nghi phạm bị cáo buộc sử dụng chất phụ gia trái phép trong quá trình sản xuất đỗ.

Gía đỗ Trung Quốc tiêm chất kích thích

Các chất phụ gia có thể là hóa chất giúp đẩy nhanh tốc độ sinh trưởng và sản lượng cây trồng, đồng thời làm chậm quá trình phân hủy của sản phẩm, tuy nhiên các hóa chất này đều bị cấm.C

ác nhà chức trách thành phố đã kiểm tra đột xuất xưởng sản xuất giá đỗ có tên là Tao vào hồi tháng Giêng vừa qua và tịch thu hơn 500 kg giá đỗ, 9 túi hóa chất bột khả nghi kèm một túi bột tẩy trắng. Một cuộc điều tra năm 2012 cho thấy, Tao đã sản xuất khoảng 10.000 kg giá đỗ có sử dụng thuốc kích thích và bột tẩy trắng.

Sản xuất nước trái cây từ hoa quả thối

Cơ quan giám sát thực phẩm Trung Quốc ngày 23/9/2013 đã ra lệnh điều tra bốn loại nước trái cây giải khát được báo cáo làm từ hoa quả thối. Thông báo được đưa ra sau khi bốn công ty tại các tỉnh An Huy, Giang Tô và Sơn Đông, trong đó có hai chi nhánh của nhà sản xuất nước trái cây hàng đầu Trung Quốc Huiyuan Bắc Kinh, bị các phương tiện truyền thông cáo buộc gần đây có sử dụng trái cây thối và chưa chín để sản xuất nước ép hoa quả.

Trong một thông báo, Cục Quản Lý Dược và Thực Phẩm Trung Quốc cho biết cuộc điều tra sơ bộ cho thấy chưa có bằng chứng xác thực về vụ việc này. Tuy nhiên, hai công ty thuộc An Huy vẫn bị đình chỉ hoạt động để phối hợp với cơ quan chức năng điều tra làm rõ vụ việc. Bản thông báo cũng nói rõ: "Cơ quan quản lý dược và thực phẩm các cấp trong tỉnh sẽ xử lí những trường hợp vi phạm nếu điều tra cho thấy các hành vi vi phạm pháp luật."

AloBacsi.vn

Theo Linh Nguyễn - Chất lượng Việt Nam

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây