Sau khi ăn khoảng 30 phút, cả 6 người ăn cá có triệu chứng ngộ độc như vật vã, tê khắp người và choáng váng. Ngay lập tức các nạn nhân được đưa đến BVĐK huyện Phụng Hiệp cấp cứu. Tại đây, bác sĩ chẩn đoán các bệnh nhân bị ngộ độc cá nóc. Tuy nhiên, do ông Khá và bà Há bị ngộ độc nặng nên được chuyển viện lên BVĐK Cần Thơ. Hai người con và 1 người cháu đang được điều trị tại BVĐK Phụng Hiệp, một người cháu khác bị ngộ độc nhẹ, đã được bác sĩ cho về nhà.
Cá nóc mắt đỏ được người dân miền Tây gọi là cá nóc mít, có kích thước lớn nhất khoảng 6cm, thường sống ở những thủy vực có dòng chảy. Độc tố của loài cá nóc nước ngọt này được xác định là tetrodotoxin, tương tự như độc tố cá nóc biển Việt Nam và một số loài sinh vật độc khác như so, mực đốm xanh...
Do kích cỡ và trọng lượng khá nhỏ nên người dân thường ăn toàn bộ cơ thể cá nóc mít khiến khả năng ngộ độc rất cao (độc tố nhiều nhất ở cơ quan sinh dục và gan), có thể gây tử vong cho người ăn.
Để chủ động có các biện pháp đảm bảo an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm trong thời gian tới, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã có Công văn gửi Sở Y tế tỉnh Hậu Giang chỉ đạo các đơn vị chức năng cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục về các biện pháp phòng chống ngộ độc thực phẩm do sử dụng cá nóc cho người dân, trong đó yêu cầu loại bỏ cá nóc ngay từ khi kéo lưới, đánh bắt tại bến cá, tuyệt đối không sử dụng cá nóc làm thực phẩm dưới bất cứ hình thức nào, đồng thời tuyên truyền cho người dân về việc không sử dụng các loại sinh vật và sản phẩm có chứa độc tố tự nhiên cao như so biển, ve sầu, bọ xít, mật cá trắm... để đề phòng nguy cơ ngộ độc ảnh hưởng tới sức khoẻ cộng đồng.
Lam Khê
Nguồn tin: suckhoedoisong.vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn