HƯỚNG DẪN PHÒNG NGỪA NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM MÙA HÈ

Thứ năm - 04/05/2017 21:08

Mùa hè, thời tiết nắng nóng dễ làm cho các vi sinh vật gây bệnh phát triển mạnh và lây nhiễm vào thực phẩm, khi chúng ta ăn phải những loại thức ăn này sẽ dễ dẫn đến ngộ độc và thường là tình trạng ngộ độc cấp với các dấu hiệu lâm sàng: Đau đầu, hoa mắt, chống mặt, nôn mữa, đau bụng, ỉa chảy mất nước, nếu mất nước nặng có thể gây trụy mạch và cuối cùng là dẫn đến tử vong.

 

Thức ăn đường phó tiềm ẩn nguy cơ ngộ độc rất cao

Vì vậy để chủ động bảo đảm an toàn thực phẩm và phòng chống ngộ độc thực phẩm trong mùa hè người tiêu dùng và các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm cần lưu ý một số vấn đề sau:

1. Đối với người tiêu dùng:

- Lựa chọn, mua và sử dụng những thực phẩm còn tươi, có nhãn mác, đặc biệt các bạn cần lưu ý ngày sản xuất và hạn sử dụng in trên bao bì sản phẩm.

- Không nên dự trữ thực phẩm quá nhiều trong tủ lạnh vì khi để lâu, bảo quản không đúng cách cũng có nguy cơ hư hỏng, không đảm bảo an toàn thực phẩm.

- Không để lẫn thực phẩm sống và thực phẩm chín tránh ô nhiểm chéo giữa các loại thực phẩm.

- Ăn ngay khi thực phẩm vừa nấu chín, nếu thực phẩm nấu chín để sau hai tiếng không sử dụng thì chúng ta phải có chế độ hâm nóng lại.

- Đặc biệt không ăn các loại thực phẩm đã bị ôi, thiu, hỏng, mốc và tuyệt đối không nên ăn các loại gỏi sống và tiết canh các loại.

- Nên mua các nguyên liệu thực phẩm tại cá cơ sở đã có giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm của cơ quan chức năng.

2. Đối với cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm phục vụ mùa hè (cơ sở nước đá, nước uống đóng chai,…)

- Phải có chế độ vệ sinh định kỳ cơ sở sản xuất.

- Phải sử dụng nguồn nước sạch dùng để chế biến thực phẩm.

- Bảo quản thực phẩm sau khi chế biến đúng cách cho đến tay người tiêu dùng

- Với nhân viên trực tiếp chế biến thực phẩm phải trang bị đầy đủ bảo hộ trong quá trình chế biến thực phẩm, đảm bảo vệ sinh bàn tay, không có các bệnh truyền nhiễm.

3. Đối với cơ sở kinh doanh, bày bán thức ăn đường phố.

- Phải sử dụng đủ và đảm bảo nguồn nước sạch dùng để chế biến thực phẩm.

- Thiết bị dụng cụ chế biến thực phẩm và tủ bày bán thực phẩm phải đảm bảo không có khả năng thôi nhiễm vào thực phẩm.

- Nguồn gốc nguyên liệu dùng để chế biến phải có nguồn gốc rõ ràng , đảm bảo hạn sử dụng và tuyệt đối không sử dụng các phụ gia thực phẩm ngoài danh mục của Bộ Y tế.

- Phải mang đầy đủ trang phục bảo hộ lao động như găng tay, khẩu trang, mủ chụp tóc, tạp dề khi chế biến thực phẩm.

- Nơi trưng bày và kinh doanh thức ăn tuyệt đối phải tránh xã cống rãnh, nơi có nhiều ruồi, muỗi.

         Ngoài những vấn đề trên, có một thực trạng đang xảy ra tại nhiều địa phương trong cả nước là tình trạng ngộ độc do ăn phải các loại quả dại có chứa các chất độc mọc hoang dại, cây mọc trong sân trường, đình làng như các vụ ngộ độc do ăn hạt cây Ngô đồng, cây Hồng trâu....đây là những loại quả có hình dạng rất bắt mắt, nhưng tiềm ẩn rất nhiều độc tố có thể gây tử vong nếu vô tình ăn phải những quả như quả hồng trâu, quả ngô đồng, hạt cam thảo dây, quả mã tiền, quả cây thầu dầu, quả cây sóng rắn.

 

 

 

Quả hồng trâu chứa chất độc nguy hiểm

Để phòng ngừa tình trạng này, Nhà trường cũng như phụ huynh cần hướng dẫn, khuyến cáo cho con em, học sinh tuyệt đối không ăn các loại lá, hoa, quả lạ từ các cây mọc hoang dại, cây mọc ở chùa, đình, làng, đặc biệt là cây mọc tại khuôn viên trường học như cây ngô đồng.

Thông qua chương trình này chúng tôi cũng khuyến cáo đến bà con cách xử trí khi có ngộ độc thực phẩm xảy ra:

Thứ nhất: Khi phát hiện hoặc nghi ngờ bị ngộ độc thực phẩm, phải đình chỉ việc sử dụng thực phẩm nghi ngờ và niêm giữ toàn bộ thức ăn đó lại (kể cả chất nôn, phân, nước tiểu…) để xác minh và báo ngay cho cơ quan y tế gần nhất đến xử trí kịp thời hoặc đưa người bị ngộ độc đi bệnh viện.

Thứ hai: Vệ sinh, tẩy uế khu vực có chất nôn, phân, nước tiểu của người bị ngộ độc thực phẩm và thực hiện chế độ cách ly nghiêm ngặt đề phòng sự lây lan của dịch bệnh.

Thứ ba: Thực hiện các biện pháp diệt ruồi, nhặng, gián, chuột… và các hướng dẫn vệ sinh phòng chống dịch bệnh theo chỉ đạo của ngành y tế.

Đề nghị các phụ huynh cần phát hiện sớm những vấn đề bất thường về sức khỏe của con em nghi ngờ do ăn phải các loài cây, hoa, quả lạ có chứa các hợp chất gây độc và thông báo với cơ sở y tế gần nhất để phối hợp xử lý kịp thời, tránh các hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.

 

 

Tác giả bài viết: Quang Duy

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây